Mỹ liên tục thực hiện các chiến dịch “tự do hàng hải, hàng không” xung quanh các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông nhằm thể hiện cam kết và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, cũng như đối phó với các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 tuần tra trên các đảo nhân tạo do TQ chiếm đóng ở Biển Đông. Nguồn: Media.defense.gov
Bộ Chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACAF) thông báoMỹđã điều hai máy bay ném bom chiến lược B-52cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, phía Tây Thái Bình Dươngđể tiến hành hoạt động huấn luyện thường lệ trên vùng biển gần Biển Đông vào ngày 13/3/2019, trước khi trở về căn cứ. Theo PACAF, máy bay Mỹ thường xuyên hoạt động trên Biển Đông để hỗ trợ các nước đồng minh và để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.Đây là lần thứ hailiên tiếp trong vòng 10 ngày qua, Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Biển Đông, tham gia huấn luyện và tuần tra tự do hàng hải theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trước đó, hôm 4/3 hai chiếc B-52 của Mỹ cũng xuất phát từ đảo Guam và thực hiện các hoạt động huấn luyện trong khu vực Biển Đông. Một chiếc bay trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và một chiếc hoạt động trên Biển Đông. Biển Đông có nhiều đảo, rạn san hô và bãi cát bị Trung Quốc kiểm soát và chiếm đóng trái phép. Tương tự các chiến dịch tự do hàng hải của Hải quân Mỹ trên biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Không quân Mỹ thực hiện nhiều chiến dịch để nhấn mạnh rằng không phận trong khu vực tranh chấp này là không phận quốc tế.
Mỹ có tổng cộng có tới 744 chiếc B-52 được chế tạo, nhưng hiện nay chỉ còn lại 85 chiếc còn hoạt động, trong đó có 9 chiếc dự bị. Khối lượng bom đạn của chiếc B-52 mang theo lên tới gần 30 tấn, tức tương đương với 30 chiếc máy bay Cessna 172. Với những hiệu quả B-52 đạt được, không quân Mỹ dự tính sẽ tiếp tục cho những chiếc B-52 hoạt động tới năm 2040 tức là B-52 sẽ có gần 100 năm phục vụ. Việc Mỹ triển khai B-52 tuần tra, huấn luyện ở Biển Đông được xem là biện pháp hiệu quả để đối phó với ảnh hưởng và hành động của Trung Quốc ở khu vực hiện nay.
Phản ứng từ Bắc Kinh, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng “Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông cam kết sẽ duy trì hòa bình và ổn định khu vực để thương thuyết hầu đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, nhằm tránh leo thang tranh chấp. Nếu các nước bên ngoài khu vực, như Mỹ chẳng hạn, thực sự nghĩ tới hòa bình và an sinh của dân trong khu vực, thì họ không nên gây rối trong khu vực”.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia ven biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Các nước nên tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.