Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đóng tàu hạt nhân phá băng đầu tiên phục vụ ý...

TQ đóng tàu hạt nhân phá băng đầu tiên phục vụ ý đồ lớn ở Bắc Cực

South China Morning Post đưa tin, Tập đoàn China General Nuclear Power Group (CNNC) của Trung Quốc đang có kế hoạch chế tạo tàu nổi có động cơ hạt nhân đầu tiên.Theo đó, con tàu có lượng giãn nước 30 nghìn tấn, dài 152 mét, chiều rộng 30 mét và độ sâu 18 mét.

Tàu phá băng nguyên tử đầu tiên của Nga

Kế hoạch phát triển tàu phá băng hạt nhân của Trung Quốc

Theo kế hoạch, tàu trên sẽ được trang bị hai lò phản ứng nhỏ gọn 25 megawatt (PWR) với công suất nhiệt 200MW, có thể đẩy tàu tới tốc độ tối đa khoảng 21km/h.

Hiện tại, Trung Quốc chưa có tàu nổi với động cơ hạt nhân, chỉ có tàu ngầm, tuy nhiên, xét tới sức mạnh quân sự phát triển với tốc độ nhanh của Hải quân Trung Quốc, có thể giả định rằng nước này cũng đang nỗ lực phát triển tàu sân bay của riêng mình với động cơ hạt nhân. Các nhà phân tích chỉ ra rằng các thông số kỹ thuật được ghi trong các tài liệu khá nhỏ cho một tàu sân bay, tuy nhiên, con tàu mới sẽ tăng cường đáng kể khả năng của ngành công nghiệp đóng tàu của đất nước.

Chuyên gia quân sự Hồng Kông Tống Trung Bình nhận định, kích thước của con tàu được mô tả rất giống với tàu phá băng hạt nhân của Nga. Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới hiện nay vận hành tàu phá băng hạt nhân. Trong số hai lớp đang hoạt động, tàu lớp Taymyr dài 150 mét, rộng 29 mét và có lượng giãn nước 21.100 tấn; trong khi tàu lớp Arktika có chiều rộng 148 mét, rộng 30 mét, với 23.000 tấn. Một lớp tàu phá băng thậm chí còn lớn hơn – 173 mét x 34 mét với lượng giãn nước 33.540 tấn – đang được xây dựng.

Tháng 6/2018, Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cũng đã mời thầu dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ được cung cấp bởi các lò phản ứng mô-đun nhỏ ACP10S, ACP25S hoặc ACP100S PWR.

Trước đây, Trung Quốc đã hạ thủy Tàu Tuyết Long 2 – tàu phá băng tự chế đầu tiên. Tuy nhiên, tàu này có tầm hoạt động 20.000 hải lý, tốc độ tối đa có thể đạt 15 hải lý/giờ, có khả năng phá vỡ lớp băng dày tới 1,5 mét. Tàu Tuyết Long 2 có cả phòng thí nghiệm ướt và khô, boong làm việc lớn và hồ bơi, cho phép triển khai các công cụ nghiên cứu khác nhau trong vùng biển đầy băng. Trên tàu có nhà chứa máy bay đậu được hai trực thăng. Tàu Tuyết Long 2 do Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc phối hợp với Công ty công nghệ Bắc Cực Aker có trụ sở ở Phần Lan thiết kế. Tập đoàn đóng tàu Giang Nam là đơn vị chịu trách nhiệm đóng con tàu này. Hiện Trung Quốc đang sử dụng một tàu phá băng duy nhất mang tên Tuyết Long mua của một công ty Ucraina từ năm 1993.

Tàu phá băng hạt nhân sẽ là tiền đề để phát triển tàu sân bay hạt nhân

Giới chuyên gia nhận định, việc nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm vũ khí cho Quân đội Trung Quốc phải tuân thủ các quy trình rất nghiêm ngặt vì nếu thất bại nó sẽ tạo ra ảnh hưởng rất xấu. Nhưng với tàu phá băng thì ngược lại vì nó có thể sử dụng cho mục đích dân sự và tạo ra doanh thu. Thậm chí nếu chương trình tham vọng trên không thành công thì nó cũng chẳng tạo ra hậu quả nghiêm trọng nào, mà ngược lại còn giúp các nhà khoa học Trung Quốc thu về những kinh nghiệm quý báu để cải thiện thiết kế nhằm tăng hiệu suất hoạt động của phương tiện đặc biệt này.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc chọn lựa ưu tiên phát triển tàu phá băng hạt nhân trước khi ứng dụng các loại hình lò phản ứng hạt nhân lắp đặt trên các tàu chiến là do đây là một phương tiện tàu thuyền dân sự có kích thước rất lớn, yêu cầu hiệu suất hoạt động cao, đòi hỏi động cơ và hệ thống đẩy phải rất mạnh mẽ. Không nhữn vậy, các đặc điểm về hệ thống động lực của tàu phá băng về cơ bản tương tự như một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Việc xác minh hiệu quả của tua bin hơi nước công suất cao và các trục truyền động có thể được sử dụng trong một tàu sân bay hạt nhân sau này. Xét cho cùng, lượng giãn nước thiết kế của tàu phá băng mới là 30.000 tấn, lớn hơn nhiều so với tàu ngầm nguyên tử. Việc đưa thiết bị cấp năng lượng của nó mà ở đây chính là lò phản ứng sang tàu sân bay đáng tin cậy và thực tế hơn là cấy ghép từ một tàu ngầm hạt nhân.

Tàu phá băng góp phần hiện thực hóa tham vọng chia phần ở Bắc Cực

Các nhà khoa học ước tính Bắc cực chiếm 25% nguồn tài nguyên “chưa được phát hiện” toàn cầu. Báo cáo từ Viện Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) cũng cho thấy 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt (tương đương với 1.670 ngàn tỉ m3) chưa được thăm dò trên thế giới đang “ngủ yên” dưới các lớp băng. Ngoài ra, Bắc Cực còn rất giàu tiềm năng khoáng sản. Khu vực này có những mỏ quặng sắt, kẽm, niken, vàng, uranium và nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới. Cần biết rằng mỏ kẽm lớn nhất thế giới đang nằm ở Alaska, một bang nằm gần Bắc Cực của Mỹ, trong khi đó một mỏ niken lớn nhất thế giới cũng được phát hiện ở vùng lãnh thổ Bắc Cực của Nga.

Theo NASA, một số mô hình khí hậu toàn cầu dự đoán Bắc Cực sẽ không còn băng trong những tháng mùa hè vào giữa thế kỷ này. Điều này có khả năng biến vùng biển ở đây trở thành tuyến đường vận chuyển quan trọng, có thể giúp rút ngắn được 6.000 – 8.000 km cho hải trình giữa châu Âu và châu Á.

Hải sản cũng là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng và dồi dào ở Bắc Cực và trữ lượng khai thác có thể sẽ ngày càng lớn hơn khi nhiều diện tích mặt nước được giải phóng và thu hút nhiều loài di cư từ phía Bắc xuống.

Theo công ty tư vấn toàn cầu Strategic Forecasting, Inc (SFI) của Mỹ, khoảng 20% băng ở Bắc Cực sẽ tan ra vào năm 2050, lộ ra khoảng một triệu dặm vuông làm cho hành lang Tây Bắc, lộ trình vận tải biển ở các vĩ độ xa nhất về phía Bắc xuất hiện, tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác như khai thác dầu khí, khai thác mỏ và du lịch phát triển. Theo ước tính sơ bộ của giới chuyên gia, hoạt động kinh tế hàng năm của khu vực Bắc Cực có thể vượt quá 450 tỷ USD.

Riêng phía Bắc Bắc Cực còn có giá trị rất lớn đứng trên quan điểm quân sự, nhất là trong bối cảnh chưa có các điều ước quốc tế cấm triển khai các vũ khí ở khu vực này. Bởi vậy, các quốc gia có liên quan như Mỹ, Na Uy, Canada, Thụy Điển và Nga, thậm chí cả Trung Quốc cũng đã và đang gửi thiết bị và phương tiện để thể hiện sự quan tâm của mình đối vùng đất xa xôi, hẻo lánh này.

Trong nỗ lực trở thành một siêu cường toàn cầu, Trung Quốc thường xuyên vướng vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và chống lại luật pháp quốc tế. Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong biển băng tan rộng lớn của Bắc Cực. Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã bắt đầu thúc đẩy việc chiếm lĩnh một phần lớn hơn trong khu vực nhằm mở các tuyến thương mại mới, khai thác dầu khí và tiến hành nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Về mặt địa lý, Trung Quốc không ở gần vòng cực Bắc. Điều này khiến Trung Quốc ở thế bất lợi chính trị lớn so với 8 quốc gia tạo nên Hội đồng Bắc Cực. Tuy nhiên, năm 2013, Trung Quốc đã giành được vị trí quan sát viên không bỏ phiếu trong Hội đồng Bắc Cực bên cạnh Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Khu vực Bắc Cực bao gồm lục địa Bắc Cực rộng khoảng 8 triệu km2 và biển Bắc Cực rộng khoảng 12 triệu km2. Trung Quốc không giáp ranh với lục địa Bắc Cực nên không thể và không dám tranh chấp gì với những bên giáp ranh. Nhưng Trung Quốc cho rằng mình có quyền tiếp cận, sử dụng và khai thác khu vực biển Bắc Cực. So với khu vực Biển Đông, bản chất ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở đây không khác mà chỉ có cách tiếp cận khác.

Trung Quốc cũng đã xuất bản Sách Trắng chiến lược Bắc Cực đầu tiên, tuyên bố quyền lợi tại khu vực trong khi cố gắng xoa dịu nỗi sợ hãi về tham vọng lãnh thổ của mình. Trong tài liệu này, Trung Quốc tự nhận là một “quốc gia gần Bắc Cực”, nói rằng những thay đổi môi trường ở Bắc Cực có “tác động trực tiếp đến hệ thống khí hậu và môi trường sinh thái của Trung Quốc”. Sách trắng nêu chi tiết kế hoạch của Bắc Kinh về “Con đường tơ lụa Bắc Cực” như một phần của chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhằm xây dựng hành lang thương mại khắp thế giới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắc Kinh tuyên bố lý do chính cho mối quan tâm của họ đối với Bắc Cực là nghiên cứu khoa học. Trong Sách trắng, Trung Quốc nêu chi tiết mong muốn điều tra các tác động của biến đổi khí hậu để “giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu”. Tuy nhiên, những người hoài nghi lập luận rằng tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn kinh tế và chính trị của việc thống trị một khu vực giàu tài nguyên. Để đảm bảo vị trí đó, Trung Quốc đang tăng cường khả năng tại Bắc Cực.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng Trung Quốc tìm cách kiểm soát, hiện diện ở Bắc Cực nhằm tham gia vào các dự án phát triển các tuyến đường hàng hải ở cực bắc địa cầu và các tuyến đường đó gồm ba ngả “”Đông Bắc”, “Tây Bắc” và “Trung Tâm”. Trong bối cảnh trái đất đang bị hâm nóng gây hiện tượng băng tan, giao thương hàng hải qua Bắc Băng Dương đang trở thành những cửa ngõ quan trọng đối với mậu dịch quốc tế. Thêm vào đó Bắc Kinh nói rõ là sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, mở ra những trục giao thương và khám phá những hành trình du lịch mới. Ngoài ra, Trung Quốc quan tâm là các nguồn hải sản phong phú của Bắc Băng Dương được Bắc Kinh coi là “đầy tiềm năng trong tương lai”. Sau cùng Bắc Cực còn là một mảnh đất màu mỡ để mở rộng các hoạt động du lịch.

RELATED ARTICLES

Tin mới