Monday, January 13, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTriều Tiên làm thế nào trong vấn đề phi hạt nhân?

Triều Tiên làm thế nào trong vấn đề phi hạt nhân?

Sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai bất thành, vấn đề mà Mỹ yêu cầu là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và ý đồ của Triều Tiên là thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận thông qua từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thông qua một số động thái của Triều Tiên trong thời gian qua, bài viết nhằm đưa ra một số nhận định về việc liệu có phải Triều Tiên đang mặc cả với Mỹ trong vấn đề phi hạt nhân hóa.

Ngày 22/3/2019, Yonhap đưa tin thông qua việc rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều, Triều Tiên dường như tăng cường sức ép đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này đóng vai trò lớn hơn trong việc thuyết phục Mỹ phá vỡ thế bế tắc của đàm phán phi hạt nhân hóa.

Giáo sư Lim Eul-chul của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam chia sẻ:

“Về cơ bản, quyết định của Triều Tiên dường như là một lời phản đối, nhằm hối thúc Seoul thuyết phục Mỹ, bởi nhân tố Washington hiện nay là rào cản cho việc thực thi các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên. [1]

Việc Triều Tiên rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều là sự thụt lùi dễ thấy đầu tiên đối với tiến trình hòa giải mà hai miền Triều Tiên theo đuổi suốt một năm qua.

Đồng thời, nó cho thấy sự cải thiện trong quan hệ liên Triều phụ thuộc nhiều vào tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Việc hội nghị thượng đỉnh không đạt được thỏa thuận nào là một thực tế khách quan không thể phủ nhận.

Rõ ràng, Triều Tiên vẫn chưa thể thông qua hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều để nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế và đây có thể coi là một trở ngại khó khăn.

Ngày 21/3/2019, truyền thông nhà nước Triều Tiên nhận định nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn nghiêm trọng nhất trong lịch sử huy hoàng giữa lúc Bình Nhưỡng chịu sức ép lớn từ các lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa.

Báo Rodong Sinmun, báo chính thức của đảng cầm quyền Triều Tiên bình luận:

“Chúng ta đã đi qua tro tàn hậu chiến và cuộc trường chinh gian khổ, nhưng những thách thức mà chúng ta đã và đang đối mặt trong 10 năm qua của thế kỷ là thời kỳ khó khăn nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền cộng hòa của chúng ta”. [2]

Nếu nói Triều Tiên tổ chức cuộc bầu cử đại biểu “Hội đồng Nhân dân Tối cao” (Quốc hội) khóa XIV vào ngày 10/3/2019 vừa qua là để đoàn kết nội bộ thì các hành động khác lạ ở bãi thử tên lửa lại có thể được hiểu là cuộc chiến tâm lý ngoại giao.

Mục đích được cho là để có thêm con bài đàm phán, tranh thủ tiếp tục “mặc cả” với Mỹ. [3]

Truyền thông Mỹ đưa tin hình ảnh vệ tinh cho thấy có các hoạt động bất thường ở Sanumdong, ngoại ô Bình Nhưỡng.

Nơi này có một cơ sở từng lắp ráp một số tên lửa đạn đạo liên lục địa và phóng vệ tinh của Triều Tiên, gần đó có rất nhiều ô tô và xe tải đỗ, tại hệ thống đường ray cũng nhìn thấy các đoàn tàu và có 2 chiếc cần cẩu.

Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh còn phát hiện bãi phóng Sohae vốn không hoạt động lâu nay cũng bị nghi ngờ đã khôi phục trạng thái bình thường.

Hình ảnh phóng tên lửa của Triều Tiên tại bãi phóng Sohae năm 2012 (Ảnh: MCNA).

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc tiết lộ cơ sở này có dấu hiệu lắp lại một phần mái che và cánh cửa đã bị tháo dỡ.

Chuyên gia Mỹ phân tích các hoạt động bất thường ở 2 địa điểm trên có thể có liên quan đến nhau, có thể là vận chuyển tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa rời khỏi Sanumdong đến bãi phóng Sohae. [4]

Đương nhiên, tạm thời khó có thể đoán được là Triều Tiên thật sự có ý định phóng tên lửa đạn đạo hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu khiến cho người ta phải nghi ngờ.

Mọi người đều biết vấn đề mà Mỹ đang yêu cầu là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Ý đồ của Triều Tiên là thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận thông qua việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Vấn đề then chốt mà hai nước không đàm phán được là khó có thể định nghĩa khái niệm phi hạt nhân hóa, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận cần phải là toàn bộ hay một phần cũng vẫn chưa thống nhất được.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam, Donald Trump nói rằng ông sẽ không đồng ý yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận Triều Tiên.

Ngay sau đó, nước này phản bác rằng họ chưa bao giờ yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ mà chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận trước khi phi hạt nhân hóa.

Bất luận ra sao thì chủ đề đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn là phi hạt nhân hóa, nếu Bình Nhưỡng phóng tên lửa một lần nữa thì chắc chắn đàm phán giữa các bên trong thời gian qua là vô ích.

Mặc dù Kim Jong-un từng được Donald Trump ví là “người tên lửa” (rocket man) nhưng thời điểm này vẫn chưa đến mức điên cuồng bất chấp tất cả để lật đổ toàn cục.

Hoạt động bất thường ở bãi phóng tên lửa không loại trừ là ý định của Triều Tiên sử dụng chiến thuật tâm lý để phát đi tín hiệu với Donald Trump rằng hoặc là tiếp tục đàm phán, hoặc là thoát khỏi tầm kiểm soát bất cứ lúc nào.

Cuộc chiến tâm lý này có thể tấn công và phòng thủ. Nếu Mỹ không phản ứng thì bãi phóng tên lửa có thể cố tạo ra vẻ diễn giống thật.

Một khi Mỹ đưa ra thiện chí, Bình Nhưỡng có thể tuyên bố tất cả thuần túy chỉ là để chuẩn bị phóng tên lửa vệ tinh dân dụng.

RELATED ARTICLES

Tin mới