Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhản ứng chính thức của Việt Nam liên quan vụ tàu Hải...

Phản ứng chính thức của Việt Nam liên quan vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc xua đuổi, đâm chìm tàu cá Việt Nam

Theo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Việt Nam, ngày 6/3 vừa qua, một tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90819 TS/05 bị tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 44101 đâm chìm trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vị trí tàu bị đâm cách phía đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý.

Tàu đánh cá Đà Nẵng số hiệu DNA 90152 bị tàu Trung Quốc đánh chìm hôm 2/6/2014.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, một tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã dùng vòi rồng xua đuổi khiến tàu cá Việt Nam bị đâm vào rạn đá ngầm và chìm trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể, sáng ngày 6/3, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thì phát hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng phun lên tàu cá để xua đuổi.

Trong quá trình di chuyển, đến 10h00 cùng ngày, tàu QNg 90819 TS đâm vào rạn đá ngầm và chìm tại toạ độ 16015’N – 111038’E (cách Tây Bắc đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 0,5 hải lý); các ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển, được tàu cá của Việt Nam số hiệu QNg 90620 TS cứu vớt vào khoảng 13h00 cùng ngày.

Ngày 20/3, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc với Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, trao công hàm và phản đối việc làm trên của tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe doạ tính mạng, gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nâm. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc thông báo cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Trung Quốc về vụ việc trên để xử lý nghiêm đối với nhân viên và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Trước đó, Hội Nghề cá Việt Nam (18/3) vừa có công văn phản đối Trung Quốc đã gây thiệt hại cho tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Hội Nghề cá Việt Nam lên án và phản đối hành động vô nhân đạo nói trên của phía Trung Quốc đã gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại đến tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phản đối kịch liệt với phía Trung Quốc để chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; Có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; Yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam; Đồng thời cần tăng cường các lực lượng tuần tra, bảo vệ trên biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển; Kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn những hành động tương tự để ngư dân ra khơi bám biển sản xuất.

Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Hoàng Đình Yên cũng cho biết thêm, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phản đối phía Trung Quốc gây thiệt hại cho tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.

Đáng chú ý, một ngày sau khi Việt Nam đưa thông tin về vụ chìm tàu, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (7/3) cho rằng sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu của tàu cá Việt Nam, tàu của Trung Quốc đã ngay lập tức liên lạc với Trung tâm Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng hải Trung Quốc. Theo ông Khảng, “khi tàu Trung Quốc tiếp cận được tàu cá Việt Nam, nó đã bị chìm và lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã cứu các thuyền viên vào buổi chiều hôm đó”. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc còn ngang ngược nhắc lại vụ một tàu cá của Việt Nam bị 2 tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm chìm vào tháng 7/2016, nói rằng 2 tàu Trung Quốc đã “cứu tàu cá Việt Nam” nhưng “Việt Nam cũng đã nhầm lẫn đổ lỗi cho tàu của Trung Quốc”.

Vụ chìm tàu hôm 6/3 được cho là sự kiện làm gia tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế. Ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cảnh báo trên tờ Nikkei về lực lượng “dân quân” với hàng trăm tàu cá của Trung Quốc, nói rằng “Sớm hay muộn sẽ có một sự cố bạo lực, nhiều khả năng liên quan đến những dân quân đó với tàu của Philippines hoặc của Việt Nam”. Và sự cố bạo lực như vậy, theo ông, sẽ leo thang và dẫn tới sự can dự của các lực lượng hải quân trước khi bất kỳ ai có thể ngăn chặn nó lại.

Một tuần sau khi xảy ra vụ chìm tàu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong bài phát biểu hôm 14/3 liên quan đến vấn đề Biển Đông, đã lên án Trung Quốc “ngăn chặn sự phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng chế”. Đáp lại, phát ngôn viên Lục Khảng của Trung Quốc cho rằng bài phát biểu của ông Pompeo là “vô trách nhiệm”, và nói thêm rằng “các quốc gia bên ngoài khu vực nên kiềm chế không gây rối và phá vỡ tình trạng hòa hợp” của khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới