Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông

Việt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông

Để đảm bảo hòa bình và ổn định tại Biển Đông, Việt Nam và ASEAN cần có tiếng nói cứng rắn hơn và có hành động chung hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán COC.

“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị Châu Á và ai thống trị Châu Á sẽ thống trị thế giới”. (He who controls the East and South China Seas, dominates Asia; and he who dominates this region, commands the world) – Harold Mackinder – đó là kết luận của Alexander Vuving trong bài Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.

Theo Bill Hayton, “Biển Đông là mắt xích sống còn của ‘giao thương toàn cầu’ (global commons), nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và Châu Âu.

Lúc này, cùng với Biển Hoa Đông, Biển Đông là vùng biển tranh chấp nhiều nhất thế giới và một trong những lý do chính gây lo ngại về ý đồ của Trung Quốc”. (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, Bill Hayton, Yale University Press, 2014). 

Theo Robert Kaplan, “Châu Âu là phong cảnh; Đông Á là hải cảnh” (Europe is a landscape; East Asia a seascape).

Theo Kaplan, Biển Đông đối với Trung Quốc cũng như Biển Caribbean đối với Mỹ, nên hai nước này dễ sa vào “bẫy Thucydides” như trong cuốn Destined for War: Can America and China escape Thucydides’s trap, Graham Allison, Harcourt, 2017.

“Tại đây có sự khác biệt căn bản giữa thế kỷ hai mươi và hai mốt” (Therein lies a crucial difference between the twentieth and twenty-first centuries). (Asia’s Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific, Robert Kaplan, Random House, 2014).

Câu chuyện Biển Đông

Từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, bàn cờ chiến lược thế giới đã đảo lộn, nhất là quan hệ Mỹ-Trung.

Để đảm bảo hòa bình và ổn định tại Biển Đông, Việt Nam và ASEAN cần có tiếng nói cứng rắn hơn và có hành động chung hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán COC.

“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị Châu Á và ai thống trị Châu Á sẽ thống trị thế giới”. (He who controls the East and South China Seas, dominates Asia; and he who dominates this region, commands the world) – Harold Mackinder – đó là kết luận của Alexander Vuving trong bài Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.

Theo Bill Hayton, “Biển Đông là mắt xích sống còn của ‘giao thương toàn cầu’ (global commons), nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và Châu Âu.

Lúc này, cùng với Biển Hoa Đông, Biển Đông là vùng biển tranh chấp nhiều nhất thế giới và một trong những lý do chính gây lo ngại về ý đồ của Trung Quốc”. (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, Bill Hayton, Yale University Press, 2014). 

Theo Robert Kaplan, “Châu Âu là phong cảnh; Đông Á là hải cảnh” (Europe is a landscape; East Asia a seascape).

Theo Kaplan, Biển Đông đối với Trung Quốc cũng như Biển Caribbean đối với Mỹ, nên hai nước này dễ sa vào “bẫy Thucydides” như trong cuốn Destined for War: Can America and China escape Thucydides’s trap, Graham Allison, Harcourt, 2017.

“Tại đây có sự khác biệt căn bản giữa thế kỷ hai mươi và hai mốt” (Therein lies a crucial difference between the twentieth and twenty-first centuries). (Asia’s Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific, Robert Kaplan, Random House, 2014).

Câu chuyện Biển Đông

Từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, bàn cờ chiến lược thế giới đã đảo lộn, nhất là quan hệ Mỹ-Trung.

Từ 15/8/2017, Robert Lighthizer (USTR) đã điều tra Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo “điều khoản 301”), làm tiền đề cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Từ đầu năm 2018, chính quyền Trump đã chính thức triển khai Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng mới, điều chỉnh chiến lược, coi Trung Quốc là mối đe dọa chính và đối thủ chiến lược số một của Mỹ.

Ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng lên, tập trận và tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông cũng tăng cường. Tám nước đồng minh phương Tây đã điều chiến hạm đến Biển Đông để tham gia với Mỹ.

Năm 2018, Mỹ đã hủy lời mời Trung Quốc tham dự tập trận “RIMPAC 2018” trong khi mời Việt Nam, như một bước điều chỉnh chiến lược.

Trong năm 2018, James Mattis đã thăm Việt Nam hai lần. Lần đầu ông đến Hà Nội (24-25/1/2018) trước khi điều tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng (5-7/3/2018).

Lần thứ hai, ông đến Biên Hòa (16/10/2018), trong khi quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng vì cuộc chiến thương mại.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: China’s Hegemony.

Tại bán đảo Triều Tiên, quan hệ liên Triều đã được cải thiện và quan hệ Mỹ-Triều đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, với triển vọng hòa hoãn và “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.    

Khi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Bắc Kinh (26-28/6/2018), Tập Cận Bình đã nói: “Chúng tôi không thể để mất dù chỉ một tấc đất lãnh thổ do tổ tiên để lại” (We cannot lose even one inch of the territory left behind by our ancestors).

Câu đó lẽ ra là của người Việt Nam nói với người Trung Quốc mới đúng. Theo Reuters (June 29, 2018) câu nói đó bộc lộ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.

Gần đây, Lầu Năm Góc không muốn Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, một đầu mối giao thông đường biển cốt yếu cho thương mại quốc tế.

Còn Bắc Kinh nghi ngờ ý đồ của Mỹ đối với Đài Loan (được Mỹ trang bị F-16V Viper) trong khi Bắc Kinh coi Đài Loan là “một phần lãnh thổ Trung Quốc” (như “một nước Trung Hoa”).

Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung và chiến tranh thương mại kéo dài, với những diễn biến phức tạp và khó lường, Việt Nam và ASEAN cần cải cách thể chế để tháo gỡ các ách tắc hiện nay, nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước các thách thức mới trong quan hệ quốc tế.

Để đảm bảo hòa bình và ổn định tại Biển Đông, Việt Nam và ASEAN cần có tiếng nói cứng rắn hơn và có hành động chung hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán COC, cũng như cố gắng để tháo gỡ những ách tắc về kinh tế và chính trị trong nước hay trong an ninh khu vực.  

Yếu tố Trung Quốc

Trung Quốc đã trỗi dậy, trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất trong khu vực Châu Á. Tập Cận Bình đã củng được cố quyền lực tuyệt đối (trong nước) đạt được những kỳ tích khó phủ nhận.

Về tổ chức, tháng 3/2018 Quốc Hội Trung Quốc đã bỏ quy định trong hiến pháp, giới hạn hai nhiệm kỳ của chủ tịch nước, để Tập Cận Bình tiếp tục nắm ba chức vụ cao nhất (là tổng bí thư, chủ tịch nước, và chủ tịch quân ủy trung ương) ít nhất đến năm 2027 (nếu không phải lâu hơn).

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cũng tiếp tục gia tăng: với 621.000 quan chức bị trừng phạt năm 2018, so với 527.000 người năm 2017. (The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018).  

Tập Cận Bình là một nhà cải cách, nhưng cuộc “cách mạng lần thứ ba” của ông đang làm đảo ngược cuộc “cách mạng lần thứ hai” của Đặng Tiểu Bình, khác với mô hình cải cách của Đặng.

Về đối nội, Tập Cận Bình đã điều chỉnh cơ cấu quyền lực khác với quan điểm của Đặng Tiểu Bình về “lãnh đạo tập thể” dựa trên sự đồng thuận (consensus).

Về đối ngoại, ông đã bỏ chính sách ngoại giao khiêm nhường (low profile) của Đặng, thay bằng chính sách ngoại giao tham vọng và tốn kém hơn. Nói cách khác, Tập Cận Bình đang “trở về tương lai” của Maoism.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC 2017 Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Getty.

Khi còn đang học tại ANU và nghiên cứu về Trung Quốc (vào cuối thập niên 1970) có lần tôi nghe Giáo sư Wang Gungwu nói “Cách mạng Văn hóa để lại những quả bom nổ chậm”. Lúc đó tôi chưa hiểu, bây giờ mới hiểu rõ.

Quá khứ tiếp tục đè nặng lên tâm trạng người Trung Quốc như những tảng đá, và ám ảnh tâm thức họ như những bóng ma.

Trong lịch sử, dân tộc nào cũng có bi kịch của mình, nhưng bi kịch của người Trung Quốc quá lớn. Người Trung Quốc tuy đã lập được kỳ tích phát triển đất nước, nhưng quá khứ vẫn ám ảnh họ.   

Trong nước, Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát bằng “hệ thống tín nhiệm xã hội” (socoal credit system), vì họ sợ nhân dân (sợ hãi là một não trạng).

Ngoài nước, họ đã áp đặt “đường lưỡi bò” tại Biển Đông để bắt nạt các nước láng giềng và tìm cách kiểm soát Biển Đông như “cái ao riêng của mình”, bất chấp luật quốc tế và phán quyết của PCA.

Họ đã tranh thủ thay đổi thực địa và quân sự hóa 7 thực thể tại Biển Đông thành các cứ điểm quân sự như “chuyện đã rồi”.

Họ muốn làm vô hiệu hóa các hoạt động tập trận và tuần tra FONOP, nhằm gạt Mỹ và đồng minh phương Tây ra khỏi Biển Đông.

Họ tăng cường phân hóa làm suy yếu ASEAN bằng “chia để trị”, nhằm thao túng đàm phán COC và để “cùng khai thác” dầu khí…       

Đối tác chiến lược

Biển Đông đã trở thành “thùng thuốc súng” (powder keg) và “tiêu điểm” (centrepiece) trong bàn cờ chiến lược Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc.

Gần đây, Việt Nam có quan điểm cứng rắn hơn đối với COC, ủng hộ tàu chiến và máy bay Mỹ “đi qua vô hại” tại Biển Đông.

Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương có thể vào Biển Đông để áp sát các đảo tại Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp và quân sự hóa bất hợp pháp.

Đây là một bước tăng cường hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, đề phòng Trung Quốc tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) và tăng cường hệ thống “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD) tại khu vực này.        

Ngày 5-9/3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến Đà Nẵng trong một chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước và hỗ trợ kế hoạch triển khai một dự án hợp tác chung.

Sắp tới, khi Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ, hy vọng hai bên sẽ ký một “hiệp ước tương trợ quốc phòng” (như Mỹ đã từng ký với Philippines), hoặc ký một bản ghi nhớ (MOU) để xúc tiến việc đó, với định hướng nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược.

Ngày 11/10/2018, sau khi John Bolton tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông “dù có Trung Quốc hay không”, hãng ExxonMobil đã trở lại dự án lọc dầu Bình Sơn để triển khai hợp đồng FEED (tư vấn thiết kế tổng thể) cho dự án hợp tác chung.

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson trong chuyến công du Đà Nẵng, ảnh: sfgate.com.

Dự kiến Việt Nam có thể thu được 60 tỷ USD từ dự án này, lớn gấp 3 lần so với dự kiến trước đó (là 20 tỷ USD).

Ngày 25-27/6/2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã sang thăm Mỹ và chuyển cho phía Mỹ một thông điệp quan trọng là Việt Nam cải cách sẽ có lợi cho Mỹ.

Nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa triển khai cải cách thể chế (vòng hai) và cũng chưa thể khẳng định cải cách thể chế toàn diện sắp diễn ra như khuyến nghị của báo cáo “Việt Nam 2035”.

Nhưng trong dịp họp thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội (27-28/2/2019), Tổng thống Donald Trump đã trực tiếp mời Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ.

Tầm quan trọng của chuyến thăm chính thức này không còn là gặp nhau trong phòng bầu dục (một cách tượng trưng như trước) mà nhằm nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt thành đối tác chiến lược (một cách thực chất).   

Trong bối cảnh đó, cá nhân người viết cho rằng, sẽ là một sai lầm chiến lược nếu Việt Nam vay vốn Trung Quốc và chấp nhận để nhà thầu Trung Quốc (China Pacific Construction Group) làm dự án đường cao tốc Bắc-Nam (như dư luận đang lo ngại).

Theo nguồn báo chí, đại diện CPCG đã được Bộ Giao thông Vận tải tiếp và trao đổi về khả năng tham gia dự án này. Dư luận chung phản đối vì mấy lý do.

Thứ nhất, dự án này rất nhạy cảm vì liên quan đến an ninh quốc gia.

Thứ hai, nó liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “bẫy nợ” của Trung Quốc (mà ông Mahathir đã chỉ trích là “chủ nghĩa thực dân mới”).

Thứ ba, phương án vay vốn Trung Quốc và chọn nhà thầu EPC của họ đầy rủi ro (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cảnh báo).

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là một bài học về đội vốn, chất lượng tồi, và chậm tiến độ.

Thứ tư, Mỹ đã lập ra IDFC (International Development Finance Corporation) để cung cấp tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án về hạ tầng cơ sở trong khu vực (để cạnh tranh với BRI của Trung Quốc).  

Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và khó lường, quan hệ Mỹ-Trung vừa đối đầu vừa đối thoại, sẽ tác động càng lớn đến Việt Nam và Biển Đông.

Cuộc điều tra của Robert Mueller đã kết thúc và kết luận Donald Trump không cấu kết với Nga trong chiến dịch tranh cử, là một thắng lợi của Donald Trump trước khi gặp Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago. Vì vậy, đồng thuận chống lại Trung Quốc càng mạnh trong Chính quyền và Quốc hội Mỹ.   

Trong bối cảnh kinh tế và chính trị hiện nay, Việt Nam cần triển khai nghị quyết 36-NQ/TW (do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký 22/10/2018) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam cần tạo ra một bước đột phá mới về chiến lược để điều chỉnh quan hệ nước lớn với Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.

Đồng thời, Việt Nam cần tạo ra một bước đột phá mới về thể chế, nhằm tháo gỡ ách tắc hiện nay để tạo ra nguồn lực mới cho phát triển bền vững, và đối phó hiệu quả hơn với các thách thức khó lường.

RELATED ARTICLES

Tin mới