Lực lượng Không quân, Hải quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLANAF) được cho là đã được phiên chế một mẫu máy bay ném bom mới, một sự bổ sung có thể tăng cường năng lực quân sự của cường quốc này tại các vùng biển có tranh chấp.
Máy bay ném bom tàng hình của Trung Quốc
Ảnh chụp vệ tinh căn cứ của PLANAF tại Guiping – Mengshu tỉnh Quảng Tây cho thấy những hình ảnh vệ tinh mà giới quan sát nghi ngờ là sự hiện diện của máy bay ném bom Xian – H61, một phiên bản hải quân của H – 6K đã được nâng cấp và phiên chế cho không quân từ năm 2011. Các mẫu máy bay H – 61 dự kiến sẽ thay thế máy bay ném bom hàng hải H- 6G được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Theo một số nguồn tin, các máy bay ném bom mới có thể mang số tên lửa chống hạm nhiều gấp 3 lần so với các phiên bản cũ. Các chuyên gia của Dự án Phòng thủ tên lửa thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) dự đoán mẫu máy bay mới sẽ được kết hợp với tên lửa hành trình chống hạm YJ – 12, có tầm bắn 400 km trong khoảng 6 phút.
Hải quân Trung Quốc (PLAN) và quân đội Mỹ đang nảy sinh nhiều căng thẳng mới khi tàu khu trục USS Dcatur có tên lửa dẫn đường lớp Arlaigh Burke của Mỹ thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải gần các tiền đồn quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường sa hồi đầu tháng, Hải quân Trung Quốc đã điều tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Luyang – II Type 052C Lazhau tới để đối đầu với USS Dcatur. Máy bay H – 6J của Trung Quốc được nhiều chuyên gia nhận định là sẽ giúp Trung Quốc củng cố đáng kể hỏa lực trong trường hợp nổ ra xung đột. H – 6J có hoạt động khá ấn tượng, khoảng 3500 km, và có thể tiếp liệu trên không, đồng nghĩa với việc các máy bay này có thể tuần tra gần như toàn bộ biển Hoa Nam (Biển Đông).
PLANAF được cho là có ít nhất 4 máy bay H – 6J, song nhiều khả năng sẽ nhanh chóng chế tạo và sản xuất một phi đội hoàn chỉnh. Trong những năm gần đây, các phi đội ném bom của quốc gia này ngày càng chủ động tại các vùng biển tranh chấp như Biển Đông và biển Hoa Đông. PLA đã nhanh chóng mở rộng phạm vi triển khai máy bay ném bom trên biển, tích lũy kinh nghiệm tại các khu vực hàng hải trọng yếu và nhiều khả năng là đã luyện tập các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu của Mỹ và các đồng minh. Năm ngoái PLA đã thực hiện hàng chục cuộc bay qua vùng Biển Nhật Bản, tích cực hoạt động tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, tại các khu vực lân cận Đài Loan và ở cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, những nơi đều tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ gia tăng áp lực với Trung Quốc khi triển khai máy bay ném bom hạng nặng tầm xa B – 52H Stratofortress tới biển Hoa Đông và Biển Đông. Lực lượng Không quân Thái Bình Dương thông báo: Máy bay ném bom B – 52H phiên chế cho Phi đội ném bom viễn chinh thứ 96 tại căn cứ không quân tại Andersen, Guam, đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên. B – 52H Stratofortress đã phối hợp với 4 máy bay F – 15J của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại vùng phụ cận biển Hoa Đông trước khi trở về Guam.
Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích các chuyến bay này là hành động “khiêu khích”, lên án việc Mỹ liên tục tái diễn các hoạt động tương tự trong tháng 8 và tháng 9/2018. Chuyến bay mới đây nhất, cũng tương tự như nhiều chuyến bay trước đó, là nhằm hỗ trợ các hoạt động triển khai duy trì sự hiện diện thường trực của máy bay ném bom của Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, với mục tiêu gửi đi thông điệp mang tính răn đe với mọi đối thủ tiềm tàng của Wasington.