Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiDấu hiệu gần đây cho thấy Đảng Cộng sản TQ ‘lung lay

Dấu hiệu gần đây cho thấy Đảng Cộng sản TQ ‘lung lay

Trước khi xảy ra một trận động đất lớn thường sẽ có những dấu hiệu tự nhiên hoặc hiện tượng môi trường dị biệt báo hiệu, cũng giống như sẽ có các dấu hiệu báo hiệu trước khi một đảng phái nào đó diệt vong.

Từ đầu năm 2019, liên tiếp có những sự kiện khiến dân chúng tin rằng có thể dẫn đến sự diệt vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ví như trong 3 tháng đầu năm nay, ĐCSTQ đã gây ra hoặc liên quan đến ít nhất 5 vụ bê bối lớn.

1. Huawei

huaweiBà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei. Bà Mạnh cũng là con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ảnh từ trang web của Huawei)

Vào ngày 01/12 năm ngoái, bà Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập tập đoàn Huewei, ông Nhậm Chính Phi, bị bắt tại Canada và hiện đang chờ dẫn độ về Mỹ để xét xử. Vào ngày 28/1/2019, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố bà Mạnh Vãn Châu và Huawei 23 tội danh hình sự.

Huawei là một mô hình thu nhỏ của ĐCSTQ, đóng vai trò quan trọng xây dựng bức ‘Vạn lý Tường lửa’ (Great Firewall) để kiểm duyệt internet, và cũng là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất cho chính quyền Trung Quốc. Những thiết bị này được dùng để giám sát hàng trăm triệu người dân. Hoa Kỳ xem Huawei như là một công ty gián điệp của ĐCSTQ. Làn sóng tẩy chay toàn cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ của Huawei là một dấu hiệu cho sự kết thúc của ĐCSTQ.

2. Phá hủy các biểu tượng tôn giáo

Ngày 2/2/2019, chính quyền tỉnh Hà Bắc sử dụng chất nổ để phá hủy nửa phần trên của bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lớn nhất thế giới được tạc trên vách đá. Một vài ngày sau đó, để ngăn không cho phục hồi bức tượng này, nửa phần dưới của bức tượng cũng bị phá hủy hoàn toàn. Bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát này mất 5 năm để hoàn thành và có chi phí lên đến 2,5 triệu đô la Mỹ.

Bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lớn nhất thế giới được tạc trên vách đá bị chính quyền tỉnh Hà Bắc Trung Quốc phá hủy

Sự kiện xảy ra ở Hà Bắc là một phần trong nỗ lực không ngừng hủy hoại các bức tượng lịch sử và văn vật mang tính văn hóa tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến dân tộc Trung Hoa. Theo tạp chí Bitter Winter, vào ngày 18/3 năm ngoái, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất thế giới, một bức tượng mang tính lịch sử tại khu núi Tiên Đường, huyện Tương Viên, thành phố Trường Trị, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cũng đã bị phá hủy. Bức tượng Phật được xây dựng với chi phí đầu tư tư nhân lên đến 56,6 triệu đô la Mỹ, mất 9 năm để xây dựng và sắp hoàn thành thì ĐCSTQ ra lệnh phá hủy.

Những năm gần đây, ĐCSTQ đã phá hủy các nhà thờ, kéo sập gác chuông, trục xuất giáo đoàn một cách trắng trợn, và thậm chí còn không cho mua Kinh Thánh trực tuyến. Đạo Tin Lành là một trong số những tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, nhưng ở quốc gia công khai vô thần này, điều đó đã dẫn đến sự nhạy cảm đối với chính quyền. Những tín đồ đạo Tin Lành phải cử hành nghi thức tại những nhà thờ không chính thức còn gọi là nhà thờ dưới lòng đất. Nhà cầm quyền Trung Quốc còn gây khó dễ cho cả đạo Thiên Chúa và tiến hành những động thái dữ dội chống lại bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo tự do nào.

pháp luân côngNgày 10/6/1999, lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập “Văn phòng 610” nhằm trấn áp toàn diện đối với người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Ảnh từ internet)

3. Trại cải tạo

Ngày 8/2/2019, một video trên internet tiết lộ một người đàn ông người dân tộc Kazakh tên Xiaheman đến từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc, đã trốn sang Uzbekistan. Hiện người này đang bị mắc kẹt tại nhà ga hàng không chính của quốc gia Trung Á này và đang phải đối mặt với việc bị trục xuất về Trung Quốc. Anh ta đã cố tự tử bằng cách cắt cổ và nói rằng thà chết còn hơn bị đưa trở lại trại tập trung ở Tân Cương. Ngày nay, Tân Cương đã bị ĐCSTQ biến thành một trại giam khổng lồ, nơi đang thúc đẩy chính sách chống khủng bố, chống ly khai nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số với lý do chống khủng bố.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyềnQuy mô trại tập trung tại Đạt Phản Thành, Tân Cương, thay đổi gấp nhiều lần chỉ từ tháng 4/2018 tới 10/2018. (Ảnh: Google Earth, BBC)

4. Thẩm phán tòa án tối cao lạm dụng quyền lực để phạm tội

Ngày 22/2/2019, các tài liệu chính liên quan đến hồ sơ vụ án khai thác than đá ở Sơn Tây, với trị giá lên đến hơn 15 tỷ đô la Mỹ, đã “biến mất” tại một văn phòng trong tòa án cấp cao nhất ở Trung Quốc. Toàn án Nhân dân Tối cao vừa đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ việc, lật lại phán quyết trước đó của Tòa án Nhân dân Cấp cao tỉnh Thiểm Tây. Đội phối hợp điều tra dẫn đầu do Ủy ban Chính Pháp cho biết, chính Thẩm phán Tòa án Tối cao Wang Linqing gây ra vụ “đánh mất” tài liệu này.

Tòa án tối cao chính là ‘công đường’ cuối cùng để bảo vệ sự công bằng và công lý trong xã hội (Ảnh: Wikipedia -CC BY-SA 3.0)

Tối hôm đó, Wang buộc phải công khai nhận tội trên truyền hình. Hiện tại, ông này đang bị Bộ Công an Trung Quốc điều tra về tội danh “chiếm đoạt trái phép và tiết lộ bí mật quốc gia”. Tòa án Tối cao Trung Quốc là ‘công đường’ cao nhất để đảm bảo sự công bằng và công lý trong xã hội. Nếu Tòa án Tối cao không giữ được kỷ cương, thì làm sao làm gương được cho các tòa án cấp dưới? Thẩm phán Tòa án tối cao Wang Linqing bị buộc phải nhận tội, nhưng Chánh Tòa án Tối cao Zhou Qiang vẫn đang được Chính phủ Trung Quốc bảo vệ, do đó hiện không ai rõ tung tích của ông này.

 5. Căn tin trường học dùng thực phẩm thối

Ngày 17/3/2019, tin tức về vụ ngộ độc thực phẩm tại căn tin trường Thực nghiệm Số 7 Thành Đô đã gây ra một sự náo động. Sau khi vụ việc vỡ lở, các tình tiết bị đảo ngược, chính quyền địa phương công bố kết quả kiểm tra thực phẩm của trường không có vấn đề và cáo buộc 3 phụ huynh học sinh đã báo cáo không đúng sự thật. Ngoài ra, chính quyền còn cho rằng toàn thế giới đã bị những gia đình này lừa và họ bị buộc phải thừa nhận đã nói dối trong bản báo cáo vụ việc nhằm cứu vãn thanh danh của ĐCSTQ.

Nhiều phụ huynh ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc biểu tình vì nhà trường sử dụng thực phẩm bẩn để chế biến bữa ăn cho học sinh. Sự kiện xảy ra hồi giữa tháng 3/2019 (Ảnh cắt từ video đăng tải trên internet)

Những vị phụ huynh tố giác này đã bị cảnh sát bắt giữ sau đó vì tình nghi gây rối. Tuy nhiên, tờ The Guardian đã trích dẫn một mẩu tin đăng trên mạng xã hội của một phụ huynh nói rằng bác sĩ khám cho con của họ tin rằng chúng đã ăn phải thực phẩm bẩn trong một thời gian dài. Những năm gần đây, thực phẩm bẩn và hết hạn sử dụng được căn tin nhà trường sử dụng diễn ra thường xuyên, khiến mọi người cảm thán rằng ĐCSTQ đã có nhiều hành động vô sỉ nhằm duy trì tình trạng ổn định và buộc mọi người phải im lặng.

RELATED ARTICLES

Tin mới