Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTàu chiến Mỹ áp sát bãi cạn Scarborough: Hành động cứng rắn...

Tàu chiến Mỹ áp sát bãi cạn Scarborough: Hành động cứng rắn ủng hộ Philippines

Hãng ABS-CBN News đưa tin, trong cuộc tập trận “Vai kề vai” với Philippines, tàu USS Wasp của Mỹ đã áp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Scarborough là một bãi cạn nhỏ nằm cách đảo Luzon 200 km và cách bờ biển Đông Nam Trung Quốc khoảng 1.000 km. Trung Quốc kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012 sau cuộc đối đầu với Philippines và thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tuần tra xung quanh.

Tàu USS Wasp là loại hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, thông thường mang theo 31 phi cơ quân sự các loại, có đội ngũ 1.000 sỹ quan và thủy thủ và có thể mang theo hơn 1.600 lính thủy quân lục chiến. Các hình ảnh về hoạt động đang diễn ra của tàu tại Philippines cho thấy nó mang theo ít nhất là 10 chiếc F-35B, bốn chiếc MV-22 Ospreys, và hai trực thăng MH-60S Sea Hawk. Trước đó, tàu khu trục USS Hopper của Mỹ (1/2018) từng đi qua khu vực 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough để thực thi quyền tự do hàng hải, gây phản ứng từ Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp dụng “các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền” tại khu vực này.

Giới truyền thông nhận định, với việc điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, Mỹ muốn thể hiện sức mạnh tại Biển Đông.

Được biết, bãi Scarborough được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2. Phá nước nông có diện tích 130 km2 và độ sâu 15 m. Bãi Scarborough nhô lên từ đồng bằng biển sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 – 3 m so với mặt nước; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. Tranh chấp liên quan đến bãi ngầm Scarborough phát sinh từ những xung đột liên quan đến tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines trên cơ sở phát hiện cũng như chiếm giữ. Tình hình đã trở nên gay gắt sau khi lực lượng hải quân Philippines phát hiện một số tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này hồi đầu tháng 4/2012 và tìm cách can thiệp nhưng đã bị tàu chiến Trung Quốc chặn lại. Sau một thời gian dài đối đầu, hai bên đã thỏa thuận rút khỏi khu vực bãi ngầm, nhưng thực tế là sau khi phía Philippines rút đi, Trung Quốc đã độc chiếm bãi ngầm này.

Xét trên quan điểm địa lý, địa mạo, giới nghiên cứu quốc tế cho rằng việc Trung Quốc gộp chung bãi Macclesfield với bãi Scarborough (vốn chỉ có vài đá nổi lên mặt nước) thành “quần đảo” Trung Sa là vô lí vì hai bãi này không có “đảo” nào gọi là “đảo” theo quy ước quốc tế. Hơn nữa, hai bãi này hoàn toàn tách biệt nhau, thiếu sự liên tục của thềm lục địa, cách nhau đến 318km, nên cũng không thể gọi là “quần đảo”. Theo UNCLOS 1982 (phần 8, điều 121), bãi ngầm Scarborough không phải là quần đảo, cũng không phải là đảo. Nó là bãi san hô ngầm dưới biển, mang đặc trưng vành đai san hô của Thái Bình Dương.

Phía Trung Quốc lập luận rằng, họ phát hiện ra đảo Hoàng Nham đầu tiên và đã hoạch định bản đồ toàn bộ Biển Đông từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368 sau Công nguyên). Thậm chí, họ còn tuyên bố đảo Hoàng Nham có trong bản đồ được vẽ lại vào năm 1279 sau Công nguyên của nhà thiên văn học Trung Quốc Guo Shoujing trong chuyến khảo sát các đảo xung quanh Trung Quốc.

Về phần mình, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn bằng các dẫn chứng lịch sử, sớm nhất là Bản đồ Thủy văn và Địa chí Quần đảo Philippines (Carta Hydrographical y Chorographics De Las Yslas Filipinas). Xuất bản năm 1734, bản đồ của Velarde xác định bãi ngầm này là một phần của Zambales. Những cuộc thám hiểm sau này như cuộc khảo sát của Alejandro Malaspina (1808) cũng xác định đây là vùng lãnh thổ của Philippines. Thậm chí, theo Hiệp ước an ninh ký kết với Hoa Kỳ năm 1951, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đóng ở Vịnh Subic, bãi Scarborough được xem như là một tiền trạm, do vùng biển lặng của bãi này khá rộng và sâu, tàu chiến Mỹ thường xuyên neo ở đó.

Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung và tất nhiên với cả Trung Quốc.

Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng giới hạn của các hành vi được chấp nhận.

Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.

Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.

Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của tổ chức này.

Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.

Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết. Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến trình này và – trước khi có phán quyết – nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU, Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.

Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc – ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò hòa giải.

Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm cũng vậy.

Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở châu Á.

Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra – và thể hiện ý chí sẵn sàng sử dụng – một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.

Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.

Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là gì?”

Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong tương lai.

RELATED ARTICLES

Tin mới