Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ đàm phán nông nghiệp với đồng minh, đấu TQ

Mỹ đàm phán nông nghiệp với đồng minh, đấu TQ

Mọi cuộc đàm phán thương mại với EU và Nhật Bản đều hướng tới nông nghiệp Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định chọn Trung Quốc là đối thủ kinh tế của nước Mỹ. Ông viện những lý do như thâm hụt thương mại, sở hữu trí tuệ, gián điệp công nghệ để chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho rằng Trung Quốc đang dựa dẫm vào Mỹ quá nhiều để trở nên lớn mạnh.

Sau khi ông Trump áp đòn trừng phạt bằng cách tăng thuế quan lên thép, nhôm của nhiều thị trường, bao gồm Trung Quốc và đồng minh EU thì Mỹ đã chịu đòn đáp trả từ Bắc Kinh. Cụ thể là Trung Quốc đã ngừng mua một sản phẩm nông nghiệp rất đặc trưng của Mỹ: đậu tương.

Chọn cách làm này, Bắc Kinh đã lường trước  được việc có thể giảm sử dụng đậu tương để đáp trả lại thị trường cung cấp nông sản này.

Cú phản đòn của Trung Quốc khiến ngành nông nghiệp Mỹ lao đao. Trung Quốc chiếm 65% thị trường nhập khẩu đậu tương thế giới và bất ngờ dừng việc mua loại cây trồng này khiến người dân Mỹ rơi vào tuyệt vọng.

Dù đã nối lại việc mua đậu tương Mỹ vào cuối năm nhưng Trung Quốc vẫn áp thuế bổ sung 25% đối với đậu tương Mỹ.

Cú phản đòn này cho ông Trump thấy rõ nhất là nền nông nghiệp Mỹ không có “sức đề kháng”.

Ông Trump muốn tập trung vào nông nghiệp để giải phóng hàng hóa nông nghiệp Mỹ ra thế giới, giống như cách ông thúc đẩy dầu mỏ, khí hóa lỏng tới các thị trường xa xôi.

 Điều dễ làm nhất là thúc đẩy đồng minh mua các sản phẩm của mình. Do đó, chính quyền ông Donald Trump tiếp tục dùng các chính sách nước lớn để gây sức ép với đồng minh, ép ngồi vào bàn thỏa thuận để tìm kiếm các thỏa thuận mới mà ở đó, sản phẩm nông nghiệp Mỹ mới là trọng tâm.

Hai bàn đàm phán đã và sắp diễn ra giữa Mỹ và Nhật Bản, Mỹ với châu Âu đã cho thấy rõ vấn đề này.

Thứ nhất, Mỹ vừa kết thúc vòng đàm phán thương mại đầu tiên với Nhật Bản hôm 16/4. Trọng tâm các cuộc thảo luận tập trung vào vấn đề nông nghiệp, xuất nhập khẩu ô tô và thương mại số.

Trong cuộc đàm phán, phái đoàn Mỹ cũng đã đề cập tới mức thâm hụt thương mại 67,6 tỷ USD của nước này với Nhật Bản trong năm 2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi con số của thâm hụt thương mại cho thấy sự bất công bằng. Ông Trump muốn quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp công nghệ cao như Nhật Bản mở rộng thị trường cho nhiều hàng hóa nông nghiệp Mỹ hơn nữa.

Giới phân tích cho rằng, ngay trước cuộc bầu cử Thượng viện Nhật vào tháng 7, ông Shinzo Abe sẽ thể hiện thái độ cứng rắn đôi chút trước hành động của ông Trump khi muốn áp đặt thuế quan đối với phụ tùng ô tô của Nhật, vốn chiếm 6% xuất khẩu của Nhật sang Mỹ.

My dam phan nong nghiep voi dong minh, dau Trung Quoc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi ông Trump đắc cử nhưng vẫn phải chịu đòn trừng phạt thuế quan. 

Thứ hai, Mỹ đã tỏ rõ quan điểm đưa sản phẩm nông nghiệp Mỹ vào bàn đàm phán thương mại với châu Âu.

EU mới đây đã tung ra danh sách các mặt hàng Mỹ đã được phép nhập khẩu vào EU có trị giá khoảng 11 tỷ USD, trong đó có cả các sản phẩm nông nghiệp Mỹ.

Các danh sách nói trên có bao gồm các sản phẩm nông sản Mỹ và cùng với đó là cả các sản phẩm điện tử, vali, trực thăng… Tất cả số hàng hóa Mỹ mà EC liệt kê có trị giá khoảng 11 tỷ USD, không “nhằm nhò” gì so với khoản hàng trăm tỷ USD hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt thuế quan để trả đũa nhau.

Theo Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, châu Âu không phải là một đối thủ địa chiến lược của Mỹ và do đó, một thỏa thuận với EU là sớm đạt được.

Mỹ và Châu Âu sẽ tránh được một cuộc chiến thương mại vì sự hỗ trợ chính trị ở giới tinh hoa Mỹ cho một cuộc chiến thương mại với EU là yếu hơn nhiều. Đổi lại, sự ủng hộ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc là khá mạnh mẽ.

Tuy nhiên, vấn đề khúc mắc nhất trong cuộc đàm phán Mỹ- EU là việc đồng minh của Mỹ không chấp nhận mua thêm nông sản Mỹ – một trong những vấn đề chủ chốt khi ông Trump khởi động cuộc đối đầu thương mại này.

My dam phan nong nghiep voi dong minh, dau Trung Quoc
Nước Mỹ muốn trở thành quốc gia sản xuất?

Đó có thể là việc ông Trump buộc phải tìm thị trường cho các nông sản Mỹ bị Trung Quốc trừng phạt. Hoặc đó là một chiến lược lâu dài của ông Trump, biến nước Mỹ rộng lớn thành một quốc gia sản xuất.

Phát biểu tại cuộc thảo luận bàn tròn về nền kinh tế ở Burnsville, Minnesota đầu tuần này, Tổng thống Trump nói: “Những người nông dân đã không được đối xử tốt trong 15 năm qua. Hãy xem lại, nó chỉ là một biểu đồ đi xuống. Chúng tôi đang thay đổi điều đó. Bạn hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra!

Tất cả đều hợp với Trung Quốc, nhưng chúng ta đang làm tốt trong cuộc đàm phán… Chúng ta đang nói về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Chúng ta đang nói về rất nhiều thứ khác, nhưng chúng ta cũng đang nói về những người nông dân, những người chăn nuôi và những người chưa được đối xử công bằng trên thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới