Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 23/04

Bản tin Biển Đông ngày 23/04

Bản tin Biển Đông ngày 23/04.

Mỹ và Nhật phản đối các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông

Ngày 19/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ – Nhật Bản, hay còn gọi là Hội nghị 2+2. Tham dự cuộc họp, về phía Mỹ có Ngoại trưởng Mike Pompeo, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, trong khi phía Nhật Bản có Ngoại trưởng Taro Kono và Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya.

Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh, liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản đã được nhân dân hai nước xây dựng và được củng cố qua nhiều thế hệ. Mối quan hệ đồng minh đó đã được thích ứng để giải quyết tất cả những thách thức mà hai nước phải đối mặt, trở thành “nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và vẫn là sắt thép giữa một môi trường an ninh ngày càng phức tạp”. Hai bên cũng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, vốn được coi là một chỉ trích che giấu về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng lực lượng quân sự ở khu vực tranh chấp. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản cũng tuyên bố rằng cả hai bên sẽ tăng cường các nỗ lực phối hợp – cả song phương và đa phương – để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tàu Trung Quốc hoạt động gần khu vực Mỹ và Úc nâng cấp cơ sở quân sự

Ngày 21/4, tờ ABC News đưa tin, các tàu công nghệ cao của Trung Quốc đang thực hiện hoạt động nghiên cứu, hoạch định bản đồ tại vùng biển gần Papua New Guinea ngay khi Mỹ và ÚC bắt đầu nâng cấp căn cứ hải quân trên đảo Manus vào tháng trước. Các nghiên cứu khoa học đáy biển là một phần của chiến lược nghiên cứu hải dương học chưa từng có của Trung Quốc ở phía Đông Thái Bình Dương, khu vực mà các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng có vai trò quan trọng khi xảy ra xung đột trên biển với Mỹ trong tương lai.

Từ dữ liệu vệ tinh GPS cho thấy có hai tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã tiến vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Papua New Guinea, phía Bắc của đảo Manus chỉ vài tuần sau khi Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tuyên bố một kế hoạch tái phát triển căn cứ hải quân “già cỗi” Lombrum tại khu vực này. Hai con tàu Ke Xue và Hai Ce 3301 là một phần của “hạm đội nghiên cứu biển xa” Trung Quốc mà trước đó đã tiến hành các hoạt động thăm dò, khảo sát biển trên diện rộng ở xung quanh Philippines, Pa-lau, Guam và Nhật Bản trong vòng 2 năm vừa qua. Các nhân viên quân sự cấp cao của cả Úc và Mỹ đều hiểu rằng việc khảo sát đại dương là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên, những tàu dân sự cũng thu thập những dữ liệu cho giá trị nhằm sử dụng cho những mục đích quân sự, tự vệ trong tương lai.

Một quan chức quốc phòng Úc giấu tên cho biết “thông tin thu được cho mục đích nghiên cứu môi trường có thể được sử dụng kép cho mục đích quân sự. Thiết lập dữ liệu cơ bản xung quanh đáy biển được tạo ra từ đâu, địa hình đáy biển như thế nào, độ mặn và lớp nhiệt tồn tại trong nước có ích cho khai thác nhưng nó cũng giúp xác định điều kiện âm thanh cho hoạt động của tàu ngầm.

Công thức cho Philippines, Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông

Tờ Manila Bulletin ngày 20/4 đưa tin, không sớm thì muộn trong thời gian tới, các bên tranh chấp ở Biển Đông sẽ ngồi lại với nhau và đồng ý về một chương trình thăm dò dầu khí và khảo sát địa chấn chung với một bản kế hoạch phát triển và khai thác những mỏ dầu khí thương mại có trữ lượng tốt đã được phát hiện.

Thỏa thuận dự kiến sẽ bao gồm những điều khoản về việc chia sẻ chi phí thăm dò – những chi phí tốn kém hơn trong việc tìm kiếm các mỏ dầu khí thương mại, phân bổ lượng dầu xuất khẩu cho các nhà máy lọc dầu ở Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hoặc/và bất cứ bên mua thứ 3 nào và một thỏa thuận về vòng thứ hai hoặc vòng thứ ba của khu vực thăm dò gần đó hoặc ở những vị trí xa hơn.

Philippines hoặc những nước ASEAN có liên quan phải bắt đầu ngay các công việc như đề xuất một cuộc họp đầu tiên và bắt tay sớm những đề xuất có giá trị. Nhiệm vụ đầu tiên là cần tiến hành những khảo sát địa chấn ở những khu vực mục tiêu ngoài khơi để xác định những cấu trúc có khả năng khoan thăm dò ban đầu ở Biển Đông. Ví dụ, chương trình ban đầu là sẽ thăm dò đầu tiên ở 5 mỏ (cả mỏ nông và mỏ sâu nếu cần), ưu tiên sử dụng giàn khoan của Trung Quốc hoặc Mỹ với đại diện chung và các thành viên của Philippines, Trung Quốc và Việt Nam trên giàn khoan.

Việc thuê các giàn khoan của Mỹ từ Vịnh Mexico tới Biển Đông để khai thác các khu vực ngoài khơi gần Palawan hay xa hơn ở Fujian hoặc ở khu vực Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam sẽ rất tốn kém. Do vậy, trong trường hợp khai thác thương mại các mỏ dầu, việc lọc dầu sẽ được tiến hành ở các nhà máy lọc dầu của Philippines, Trung Quốc hoặc Việt Nam nằm gần đó hoặc thông qua các đường ống dẫn dầu kết nối với nhau hoặc các tàu chở dầu ở các vị trí lân cận.

Không bên nào sẽ được ưu tiên hơn bên còn lại bất kể vì lý do kích thước hay vì sự đóng góp, chi phí thăm dò và phát triển các mỏ sẽ phải được phân chia công bằng giữa ba quốc gia. Ba quốc gia cũng phải đồng ý với nhau về việc công ty của bên nào sẽ được chọn là bên vận hành, bên được cho là có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý chương trình khai thác mỏ với một Ủy ban khai mỏ bao gồm cả 3 quốc gia có thể chỉ định sự tham gia của các chuyên gia quốc tế để tham vấn độc lập. Sự phân chia này, trừ khi một bên từ bỏ vì bất cứ lý do gì, phải tiếp tục bảo vệ tính hiệu quả liên tục của công ty liên doanh giữa ba quốc gia và của chính hệ thống phân chia.

Nếu làm được điều này, giáo sư Jose De Vencia Jr cho rằng, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đạt được sự đồng thuận về một chương trình thăm dò 5 mỏ dầu khí ban đầu giữa ba nước với mức chi phí hợp lý cho giai đoạn 18 tháng hoặc hai năm, bao gồm cả một khoảng thời gian thích hợp cho việc phân tích dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với hai năm hòa bình không bị gián đoạn ở Biển Đông.

Sớm còn hơn là muộn thì Malaysia và Brunei cũng nên được mời tham gia cùng với Philippines, Trung Quốc và Việt Nam vào việc khai thác dầu/khí gas ở các khu vực khác trên Biển Đông. Nếu việc thăm dò dầu khí và các dự án phát triển các mỏ dầu khí ở Biển Đông có thể hoạt động trong thời gian dài thì hi vọng nó cũng sẽ được mở rộng cho Trung Quốc và Nhật Bản ở các khu vực tranh chấp ở Senkaku hoặc eo biển Diayou ở Biển Hoa Đông. Đây cũng có thể là công thức cho hòa bình lâu dài giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở những khu vực tranh chấp giữa hai nước ở Himalayas, giữa Ấn Độ với Pakistan ở Kashmir và giữa Azerbaijan và Armenia ở Na­gorno Karabakh. Nếu không, tất cả sẽ chỉ là những căng thẳng, tranh chấp không hồi kết và thậm chí có thể là chiến tranh.

RELATED ARTICLES

Tin mới