Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaVấn đề Biển Đông liên tục được các nước đề cập trong...

Vấn đề Biển Đông liên tục được các nước đề cập trong các diễn đàn song phương và đa phương trong tháng 3, 4 vừa qua

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách quân sự hoá nhằm lấn lướt các nước ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế như Romania, Cộng hòa Czech, Hà Lan, Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Italia đã lên tiếng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, lên án hoạt động quân sự hoá, bồi đắp đảo của Trung Quốc.

Hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hoá phi pháp của TQ ở Biển Đông. Nguồn: AP/CSIS

1. Trong chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 14 – 16/4, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tham vấn và hợp tác hiệu quả tại các tổ chức và diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie). Hai bên cam kết duy trì hòa bình, ổn định cũng như an ninh quốc tế vì lợi ích của tất cả các dân tộc. Hai Thủ tướng đã chia sẻ quan điểm về các thách thức toàn cầu và khu vực hiện nay đồng thời nhấn mạnh ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

2. Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 17/4, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định định cam kết đối với trật tự đa phương của Liên Hợp Quốc được củng cố bởi ba trụ cột sáng lập là hòa bình, an ninh, nhân quyền và phát triển, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương cũng như hệ thống thương mại đa phương. Hai bên sẽ phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc và Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM). Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương của Liên Hợp Quốc và UNCLOS.

3. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 09/4, hai bên đã khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và tôn trọng trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, theo như UNCLOS, bao gồm các quyền tự do hàng hải và hàng không. Hai bên ủng hộ việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những nỗ lực hiện nay của các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải theo quy định của UNCLOS. Tất cả các bên cần phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, và tránh mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm phức tạp các tranh chấp. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác đào tạo và giáo dục, trao đổi giữa các chuyên gia và viện nghiên cứu của hai nước trong các lĩnh vực luật quốc tế, đặc biệt là Luật Biển.

4. Trong chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah từ ngày 26 – 28/3, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường lòng tin và tin cậy lẫn nhau, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc các nước có yêu sách và tất cả các nước khác phi quân sự hóa, tự kiềm chế khi thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình và làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Hai bên tái khẳng định ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hoan nghênh những bước tiến trong hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như trong đàm phán thực chất nhằm đạt được một COC hiệu quả theo một lộ trình được các bên nhất trí.

5. Tại Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nước G7 gồm gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Italia tại Toronto, Canada từ ngày 22 – 23/4, các nước đã ra Tuyên bố chung, trong đó viết “Chúng tôi vẫn còn quan ngại về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi tái tuyên bố sự phản đối mạnh mẽ của mình đối với bất kỳ hành động đơn phương đẩy căng thẳng leo thang, phá hoại ổn định khu vực và trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, như đe dọa dùng vũ lực, bồi đắp đất quy mô lớn, xây dựng và sử dụng các tiền đồn cho mục đích quân sự”.

RELATED ARTICLES

Tin mới