Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 02/05/2019

Bản tin Biển Đông ngày 02/05/2019

Bản tin Biển Đông ngày 02/05/2019.

Biển Đông: Mỹ đe doạ nhắm vào các tàu dân quân biển của Trung Quốc

Mạng Bloomberg ngày 28/4 đưa tin, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng Mỹ sẽ đáp trả lại những hành động hung hăng của tàu cảnh sát biển và tàu dân quan biển của Trung Quốc giống như cách Mỹ đã làm đối với các tàu hải quân của nước này bởi các tàu dân quân biển của Trung Quốc đang được sử dụng để thúc đẩy những tham vọng quân sự. Đô đốc John Richardson nói rằng “Tôi đã bày tỏ rất rõ quan điểm rằng hải quân Mỹ sẽ không bị ép buộc và sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động theo thông lệ và theo luật pháp trên toàn thế giới”. Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã cho triển khai tại Biển Đông các lực lượng bán quân sự như các tàu cảnh sát biển hay dân quân biển đội lốt tàu cá dân sự, để áp đặt quyền lực của Trung Quốc

Đội tàu cảnh sát biển gồm các tàu tuần tra cỡ lớn của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi lên hơn 130 chiếc trong vòng 9 năm qua, biến nó trở thành lực lượng cảnh sát biển lớn nhất trên thế giới. Lực lượng dân quân biển Trung Quốc là lực lượng dự phòng phi quân sự gồm các tàu cá và là lực lượng duy nhất trên thế giới được một chính phủ phê duyệt.

Lầu Năm góc đã từng đánh giá các đội tàu phi vũ trang này của Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động cưỡng chế để đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần phải đánh nhau do chúng dường như ít bị phản ứng quân sự từ phía Mỹ. Tuy nhiên, cảnh báo mới nhất này từ Mỹ cho thấy những chiếc tàu này cũng tham gia vào “các hoạt động tiềm ẩn gây xung đột trên biển”.

Chuyên gia William Choong nhận định việc quân sự hoá những con tàu đã trao cho Bắc Kinh thêm một “cánh tay quân sự” để nắm giữ Biển Đông. Đây là một chiến lược rất khôn ngoan bởi vì các tàu hải quân của các nước tranh chấp khác sẽ phải nghĩ kỹ trước khi giao chiến với những con tàu mà về mặt kỹ thuật không được trang bị vũ trang, cũng không phải tàu quân sự theo cách mà chúng là tàu hải quân.

Hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Reuters ngày 29/4/2019 cho hay Mỹ đã cử hai tàu chiến hải quân, tàu khu trục William P. Lawrence và Stethem đi qua eo biển Đài Loan ngày 28/4 vừa qua trong bối cảnh Lầu Năm góc tăng các hoạt động thường xuyên qua các tuyến đường biển chiến lược bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc. Chuyến đi có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc nhưng được chính quyền Đài Loan xem như một dấu hiệu ủng hộ từ chính quyền Trump. Tướng Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội 7, Hải quân Mỹ nói rằng “việc đi qua eo biển Đài Loan của tàu chiến Mỹ khẳng định cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Bộ quốc phòng Đài Loan cho hay lực lượng quân sự của Đài Loan kiểm soát việc đi qua của tàu Mỹ và không có gì bất thường xảy ra. Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng cho biết Trung Quốc chú ý tới việc đi qua này và thể hiện sự quan ngại đối với Mỹ.

Mỹ công bố chiến lược mới nhằm chống lại việc quân sự hóa các đảo của Trung Quốc

Ngày 1/5, mạng Express.uk đưa tin, Mỹ sẽ công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới trong tháng này nhằm tăng cường chống lại các nỗ lực quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Trong số bốn quốc gia được liệt kê là mối đe dọa trong Chiến lược quốc phòng năm 2018 thì có hai vấn đề thuộc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đó là ảnh hưởng của việc mở rộng và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông của Trung Quốc và Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.

Phát biểu tại tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 26/4, ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương nói rằng một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới sẽ được đưa ra vào tháng 5/2019. Khu vực này đã được Mỹ xác định vào tập trung ưu tiên.

Ông Randall Schriver nói thêm: Ngoài những gì Trung Quốc đã làm trên các tiền đồn này, chúng tôi có ý định đảm bảo rằng không một quốc gia nào có thể thay đổi luật pháp quốc tế hoặc vị thế của Biển Đông, vì vậy đó là lý do tại sao chúng tôi tiến hành các hoạt động tự do Hàng hải và sự hiện diện ở Biển Đông.

Thoả thuận mới về dầu và khí gas giữa Philippines và Trung Quốc không có khả năng diễn ra

Ngày25/4,Ngoại trưởng PhilippinesTeodoro L. Locsin cho hay Philippines và Trung Quốc khó có khả năng sửa đổi những thoả thuận khai thác dầu khí và khí gas hiện nay giữa hai nước trong chuyến thăm Trung Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai Con đường của Tổng thống Duterte. Thay vào đó, hai bên sẽ làm việc cùng nhau để đảm bảo tham nhũng không xảy ra khi thực hiện các dự án chung theo Sáng kiến Vành đai – Con đường giữa hai nước.

Tuy nhiên, trang mạng Inquirer.net ngày 27/4 lại cho biết, Thượng nghị sỹ PhilippinesGrace Poe đã phát biểu ngay sau cuộc gặp giữa Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình rằng bất cứ thoả thuận nào về hợp tác chung ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền của Philippines đối với các vùng biển và công nhận rằng chúng là một phần lãnh thổ của Philippines. Bà Poe nhấn mạnh đã đến lúc phải khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ, Philippines coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc nhưng những người bạn là để bảo vệ đồng minh chứ không tranh thủ lợi ích từ họ. Bà Poe cho rằng để loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào về việc những thoả thuận giữa hai nước không gây hại tới lợi ích của người dân Philippines thì những thoả thuận này cần phải minh bạch.

Trung Quốc không công nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài

Gma News ngày 26/4đưa tin, Tổng thống Duterte đã nêu vấn đề Phán quyết Vụ kiện trọng tài Biển Đông ủng hộ các yêu sách của Philippines ở Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Đại sứ Philippines tại Trung QuốcChito Sta Romana cho biết Trung Quốc vẫn duy trì lập trường, không công nhận Phán quyết phủ nhận yêu sách lịch sử của họ ở những vùng nước tại Biển Đông. Do vậy, hai bên vẫn còn những sự khác biệt. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte nói rằng Philippines không phải là mối đe doạ của Trung Quốc và Chủ tịch Tập cũng khẳng định rằng Trung Quốc vẫn sẽ gắn với chính sách phát triển hoà bình. Hai bên cuối cùng đã thống nhất giải quyết song phương các vấn đề bất đồng.

Tuyên bố Biển Đông là “tài sản chung của toàn cầu”

Ngày 28/4, mạng Philstar đã dẫn lời một chuyên gia an ninh và quốc phòng gợi ý rằng tất cả các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông nên đồng ý để tuyên bố toàn bộ Biển Đông là một tài sản chung toàn cầu, thay vì tham gia vào việc bố trí quân sự để thể hiện các yêu sách biển.

Clarita Carlos, một giáo sư về khoa học chính trị và chính sách đối ngoại của Đại học Philippines phát biểu tại một diễn đàn do Hiệp hội Philippines và Trung Quốc tài trợ tại thành phố Pasig, Philippines ngày 24/4 rằng các nước tranh chấp nên trao đổi về các thoả thuận nghề cá khu vựcvà đàm phán để không phá huỷ môi trường sống của các đàn cá này. Bà cho rằng ký kết một hiệp định nghề cá khu vực là một con đường thiết thực đối với việc hợp tác khu vực mà không cần thiết phải bao gồm những bên có tranh chấp ở Biển Đông. Để làm được điều này, tất cả các bên tranh chấp nên tập trung nỗ lực vào việc bảo vệ và bảo đảm những rạn san hô có tuổi đời hàng thế kỷ ở Biển Đông khỏi sự phá huỷ bởi bàn tay con người hoặc những tác động khác. Sự biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại cho các rạn san hô và sự phá huỷ này càng trầm trọng hơn bởi việc cải tạo các đảo của Trung Quốc ở khu vực. Bà kêu gọi “hãy bảo vệ môi trường, hãy làm điều này và hãy bao gồm cả sự sống còn của con người vào. Hãy bao gồm cả Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới