Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaỦy ban Đối ngoại của Quốc hội Pháp công bố báo cáo...

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Pháp công bố báo cáo nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông

Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Pháp vừa công bố một báo cáo dài 77 trang về tranh chấp lãnh thổ và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, trong đó nhận định Đài Loan là chìa khóa trong việc giải quyết vấn đề này.

Báo cáo đánh giá vai trò quan trọng của Đài Loan

Báo cáo kết luận rằng việc Đài Loan tăng cường sự tham gia với nhiều đối tác trong khu vực sẽ rất quan trọng để duy trì Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời xây dựng một cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Báo cáo được ký bởi các nhà lập pháp đại diện cho hai trong số ba đảng chính trị lớn của Pháp.

Báo cáo là kết quả của một năm nghiên cứu công phu về chính sách của các quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Đặc phái viên Đài Loan tại Paris (Pháp) Wu Chih-chung cũng được phỏng vấn như một phần của báo cáo. Trong báo cáo, các nhà lập pháp Pháp ca ngợi hành vi của Đài Loan tại Biển Đông vì vẫn còn cởi mở để liên lạc với nhiều bên trong khu vực. Báo cáo lưu ý Đài Loan tuyên bố các cam kết về hòa bình, đối thoại, chia sẻ tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Biển Đông. Đài Loan đã liên tục kêu gọi giảm leo thang và hợp tác giữa các quốc gia có yêu sách lãnh thổ, trong khi Trung Quốc tiếp tục chiến dịch chiếm đóng, cưỡng chế và quân sự hóa trong khu vực. Sự hiện diện quân sự của Đài Loan trên đảo Ba Bình là một ví dụ về sự quản lý thành công và hòa bình của một lãnh thổ Biển Đông giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng, theo báo cáo.

Báo cáo lên án chính sách, hành động của TQ ở Biển Đông

Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia vào các diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thay vào đó, họ thích ép buộc và bắt nạt các nước láng giềng thông qua các cuộc đàm phán song phương bị hạn chế. “Báo cáo là bằng chứng rõ ràng cho thấy chính phủ Pháp hiểu cách thức hành vi khiêu khích của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trên khắp Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nếu những vấn đề như vậy không được giải quyết, chúng có thể sớm dẫn đến sự đối đầu với các nước láng giềng, hoặc có thể với Mỹ”, giới nghiên cứu Pháp nhận định.

Báo cáo khuyến nghị lập trường, chính sách của Pháp

Báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Pháp khuyến nghị Pháp làm rõ lập trường liên quan đến các vấn đề lãnh thổ của Biển Đông, đồng thời công nhận rằng Đài Loan là chìa khóa quan trọng để ổn định khu vực.Hiện nay, quan điểm chung của Pháp là khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có UNCLOS. Pháp đã nhấn mạnh việc nước này có lợi ích cũng như quan tâm đến hòa bình, an ninh hàng hải, tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên liên quan làm rõ tranh chấp của mình trên cơ sở UNCLOS. Pháp nhiều lần tuyên bố “mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông nhưng nước này cam kết ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”. Pháp cũng thường xuyên cử tàu tiến hành tuần tra tự do hàng hải qua eo biển Đài Loan và Biển Đông hàng năm. Pháp cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế việc quân sự hoá trong khu vực, dùng hoặc đe doạ dùng vũ lực và thực hiện các hành động đơn phương, khuyến khích những động thái liên qua tới các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm tăng cường sự tin cậy và an ninh trong khu vực. Pháp thể hiện sự ủng hộ các tiến trình khu vực do ASEAN dẫn dắt và kỳ vọng vào việc đạt được kết quả nhanh chóng trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giúp ích cho việc đảm bảo tốt hơn một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật pháp.

Đánh giá trước đây về chính sách của Đài Loan đối với Biển Đông

Hồi tháng 7/2016, Chính quyền Đài Loan đã tuyên bố bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài được lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, sau đó Đài Loan đã có cách tiếp cận linh hoạt hơn. Chính sách cơ bản của Đài Loan đối với Biển Đông là giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình theo UNCLOS, đưa Đài Loan tham gia vào các cơ chế đa phương, thực hiện tự do hàng hải và giám sát, và tạm gác khác biệt để cùng phát triển. Hành động là đảm bảo quyền và sự an toàn cho ngư dân Đài Loan, tăng cường đối thoại đa phương với các bên có liên quan, mời học giả quốc tế đến đảo Ba Bình để tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển đảo này thành một cơ sở trợ giúp và cung cấp vật tư cho mục đích nhân đạo, và khuyến khích thêm nhiều người bản địa có tài theo học luật hàng hải.

Ngoài việc đưa ra một khuôn khổ chính sách mới, chính quyền của bà Thái cũng đã có những chuyển dịch khiến cách tiếp cận của Đài Loan đối với tranh chấp ở Biển Đông hài hoà hơn với UNCLOS. Trên thực tế, Đài Loan đã dần loại bỏ những văn bản đề cập đến các quyền lịch sử thông qua quy trình lập pháp và các quy chế hành pháp. Đài Loan cũng phản đối việc bị coi là một phần của Trung Quốc, cũng như việc đảo Ba Bình bị toà trọng tài cho là không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế, trong khi đó lại không tạo cơ hội cho Đài Loan chính thức tham gia vào quy trình phân xử. Tuy vậy, chính quyền của bà Thái Anh Văn không bác bỏ tính chính danh của hội đồng trọng tài. Thay vào đó, Phủ Tổng thống Đài Loan đã ra một tuyên bố ghi nhận việc các trọng tài đã đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, tức là thể hiện sự công nhận của chính quyền đối với tính pháp lý của hội đồng.

RELATED ARTICLES

Tin mới