O giờ ngày 10/5/2019, việc thay đổi mức thuế cho 200 tỷ USD của Trung Quốc nhập vào Mỹ bắt đầu có hiệu lực.
Tổng thống Trump: Mỹ để ngỏ cửa cho đàm phán thương mại
Trong cuộc họp báo ngày 9/5, tổng thống Trump đã phải thốt lên: “Chúng tôi đã tiến rất gần đến một thỏa thuận rồi nhưng họ lại chơi chiêu đàm phán lại. làm gì có chuyện như vậy được!”. Mặc dù trước đó ông Tập đã vội vã gửi thư cho ông Trump nhằm hoãn binh để cứu vãn tình hình.
Việc tức giận của ông Trump là hoàn toàn có lý khi mà cho đến phút chót, Trung Quốc đã xóa các cam kết thay đổi luật để giải quyết các khiếu nại khiến cho ông Trump đánh thuế cao vào hàng hóa Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại của Mỹ; buộc chuyển giao công nghệ, chính sách cạnh tranh; quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính và thao túng tiền tệ.
Thủ đoạn thâm độc quen thuộc của Trung Quốc là: khi có xung đột lợi ích họ bèn bày trò đàm phán. Lúc đầu họ giả vờ đồng ý nhân nhượng, nhưng sau đó tỏ thái độ lập lờ, lật lọng bằng cách đòi chỉnh sửa, thêm bớt nhiều nội dung quan trọng, buộc đối phương không thể chấp nhận, rồi trì hoãn chờ thời.
Thủ đoạn này Trung Quốc đã từng áp dụng khi đàm phán với các nước ASEAN về Biển Đông (DOC, COC). Thủ đoạn của Trung Quốc trong vấn đề này còn là lôi kéo nước nọ nước kia trong ASEAN, dùng các món viện trợ, đầu tư để mua chuộc, rồi đợi ai là chủ tịch ASEAN năm đó để tác động ủng hộ Trung Quốc trì hoãn việc ký kết.
Đối với các đối tác trên trục con đường vành đai, Trung Quốc đưa ra mồi nhử là đầu tư vào các công trình. Lúc đầu giá thành đưa ra rất rẻ, khi vào được rồi thì tìm mọi lý do để đội giá, buộc các nước phải chấp nhận món nợ khổng lồ và phụ thuộc vào Trung Quốc. Điển hình của kiểu này là đường sắt ở Malaisia, đường sắt trên cao ở Hà Nội Việt Nam.
Cho nên không lạ gì khi Trung Quốc thực hiện ngón trò này với Mỹ, và cuối cùng tổng thống Trump cũng đã nhận ra.
Các nước đừng bao giờ tin vào trò đàm phán quỷ quyệt của Trung Quốc!