Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao Biển Đông chưa có vai trò trong “Chính sách hướng...

Vì sao Biển Đông chưa có vai trò trong “Chính sách hướng Đông” của Nga hiện nay?

Nga công bố chính sách “Hướng Đông”vào năm 2010, trong đó coi trọng khu vực Đông Nam Á và tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, trái với mong đợi, Nga hoàn toàn chưa hề có bất kỳ tuyên bố và hành động nào nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông.

Chính sách “Hướng Đông” của Nga hiện nay

Được công bố vào năm 2010, chính sách “Hướng Đông” của Nga nhằm mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á. Chính sách này sẽ được thúc đẩy hơn nữa do giá dầu sụt giảm và những biện pháp trừng phạt của phương Tây mà đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng hoảng.Kể từ khi Tổng thống Putin nắm quyền vào năm 2000, chính sách châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm. Nhưng nỗi lo sợ của Nga về việc bị hạ thấp vị thế trở thành đối tác phụ thuộc cấp thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã buộc Điện Kremlin phải tìm kiếm những cơ hội mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Sự can dự của Nga với ASEAN thì hời hợt. Nga không phải là một bên tham gia chủ động trong các diễn đàn an ninh do ASEAN dẫn đầu như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) do ảnh hưởng hạn chế của nước này và các lợi ích thực chất hơn của họ ở những diễn đàn khác giữa các nhà nước. Đángchú ý, Nga đã có một cách tiếp cận dè dặt đối với tranh chấp ở Biển Đông vì họ không phải là một bên hữu quan chủ yếu và bởi vì nước này không muốn gây khó chịu với hai đối tác quan trọng nhất của mình ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam, vốn là các bên tuyên bố chủ quyền kình địch nhau. Không giống Mỹ, Nga có một cách tiếp cận khá dè dặt đối với vấn đề an ninh gây tranh cãi nhất của Đông Nam Á và Biển Đông do họ không phải là một bên liên quan có lợi ích chính ở Biển Đông và họ muốn tránh chọc giận 2 đối tác chính của mình ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Trung Quốc và Việt Nam.Đường lối chính thức của Nga đối với tranh chấp Biển Đông tương tự như đường lối của nhiều nước khác, đó là Nga không đưa ra lập trường về giá trị của các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh nhau mà chủ trương một cách giải quyết hòa bình cho tranh chấp này và thúc giục các bên tranh chấp hành xử kiềm chế, nước này đã kêu gọi tất cả các bên tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và họ ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và các cuộc đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Cũng như Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ucraina, Nga đã không công khai ủng hộ Bắc Kinh ở Biển Đông, mặc dù Ngoại trưởng Nga Lavrov đã nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng vấn đề phải do chính các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết mà không có “sự can thiệp của nước ngoài”, ngầm ám chỉ đến Mỹ, vì điều này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ với Việt Nam. Nhưng giống Mỹ, nước này cũng đã không công khai chất vấn tính hợp pháp của “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vì điều này sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể suy ra từ sự tham gia của các công ty của Nga trong các dự án phát triển năng lượng ngoài khơi của Việt Nam rằng Moskva tin tưởng Hà Nội có quyền chủ quyền hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này và rằng các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Kẻ khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga, mà Chính phủ Nga là cổ đông chính của tập đoàn này, đã có thỏa thuận với tập đoàn PetroVietnam thuộc sở hữu nhà nước vào năm 2006 để khai thác dầu lửa ở các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi. Những thỏa thuận tiếp sau đó giữa hai công ty dẫn tới các hoạt động khai thác tại 4 mỏ khí đốt ngoài khơi đặt tại thềm lục địa của Việt Nam nhưng cũng nằm bên trong “đường 9 đoạn”. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 2013 và được cho là sẽ đạt công suất đầy đủ tại 2 mỏ dầu vào năm 2016. Mối quan hệ đối tác của Gazprom với PetroVietnam đem lại lợi ích cho cả hai nước. Đối với Nga, điều đó làm gia tăng sự can dự về kinh tế của Nga với Đông Nam Á. Việt Nam có được quyền tiếp cận sự tinh thông về công nghệ của Nga trong khi sự hiện diện của những “ông lớn” năng lượng của nước ngoài trong EEZ của nước này sẽ tăng cường sức mạnh cho các tuyên bố về quyền tài phán và đem lại cho các cường quốc chủ chốt như Nga một lợi ích trong tranh chấp này. Việc Nga tham gia ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Việt Nam, và các giao dịch bán hệ thống vũ khí chủ đạo cho Việt Nam, khiến Trung Quốc khó chịu. Nhưng Bắc Kinh vẫn giữ im lặng, ít nhất là về công khai, nhằm duy trì các mối quan hệ chân thành với Moskva.

Mối quan hệ của Nga với ASEAN

Việc Nga tham gia những nỗ lực của tổ chức này nhằm tạo dựng một cơ cấu an ninh khu vực, bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Năm 1991, một vài tháng trước khi tan rã, Liên Xô đã trở thành một đối tác tham vấn của ASEAN. Năm 1994, Nga trở thành một thành viên sáng lập của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), và hai năm sau đó vị thế của nước này được nâng lên từ đối tác tham vấn sang đối tác đối thoại. Nga tham gia hiệp ước không gây hấn của ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), vào năm 2004, và cùng với Mỹ tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào năm 2011. ASEAN và Nga đã tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh tại Kuala Lumpur vào năm 2005 và Hà Nội năm 2010 và năm 2016, hai bên sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại tại khu nghỉ dưỡng Sochi ở Biển Đen. Tại hội nghị thượng đỉnh đó, Nga và ASEAN được cho là sẽ ra Chương trình hành động toàn diện hướng dẫn phát triển các mối quan hệ từ năm 2016 đến năm 2026.

Ở mức độ ngôn từ, Nga đã ca ngợi ASEAN là một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, sự can dự của Nga với ASEAN cùng lắm cũng chỉ ở bề mặt. Các mối quan hệ kinh tế Nga-ASEAN không gây ấn tượng. Nga đã và đang là một thành viên của các diễn đàn an ninh do ASEAN lãnh đạo trong suốt 2 thập kỷ qua, nhưng nước này chưa bao giờ là một bên tham gia chủ động. Một ví dụ tiêu biểu là EAS. Mặc dù Nga đã trở thành thành viên vào năm 2011, nhưng Tổng thống Putin chưa từng tham dự một hội nghị cấp cao nào. Ngoại trưởng của Putin, Sergey Lavrov, đại diện cho Nga tại EAS từ năm 2011 đến tận năm 2013, trong khi Thủ tướng Medvedev tham dự các hội nghị thượng đỉnh năm 2014 và 2015.

RELATED ARTICLES

Tin mới