Không thể phủ nhận thực tế rằng ASEAN đang tiếp tục khẳng định vai trò là hạt nhân của đối thoại và hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vực trên cơ sở nỗ lực củng cố đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình và trong ứng phó với những thách thức, vấn đề phức tạp mới nổi lên. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể ASEAN còn hạn chế trong việc thể hiện vai trò trung tâm trong vấn đề Biển Đông.
Vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông còn hạn chế
ASEAN đang tiếp tục khẳng định vai trò là hạt nhân của đối thoại và hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vực trên cơ sở nỗ lực củng cố đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình và trong ứng phó với những thách thức, vấn đề phức tạp mới nổi lên. Năm 2017, ASEAN đã thông qua Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49, trong đó phản ánh rõ lập trường chung về vấn đề Biển Đông, đề cao tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC) ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể sự hình thành và phát triển của một Cộng đồng ASEAN trong những năm qua còn nhiều hạn chế, nhất hạn chế về vai trò của Cộng đồng ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Điều này do nhiều nguyên nhân cả về phía khách quan mang lại và cũng như từ chính nội tại của khối này, song có thể khái quát theo 2 nguyên nhân chính sau: i) Sự chia rẽ, thiếu đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Xu hướng này đã có trước khi ASEAN trở thành Cộng đồng. Điển hình là việc ASEAN không thể dàn xếp, thỏa hiệp để đưa ra được một thông cáo chung tại Hội nghị AMM lần thứ 45 hồi năm 2012 tổ chức tại Campuchia. Trong Hội nghị ASEAN lần thứ 20 tại Campuchia cũng vào năm 2012, Trung Quốc lại đưa ra một lập trường mới và yêu cầu phải có một ghế tham dự các cuộc đàm phám nội bộ của các nước ASEAN về COC. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm đó, Campuchia đã ủng hộ yêu cầu này, nhưng vấp phải phản đối mạnh mẽ từ Philippines và Việt Nam. Các bên cuối cùng cũng đạt được thỏa hiệp, theo đó các thành viên ASEAN soạn thảo COC riêng, mặt khác Campuchia sẽ liên tục cập nhật tình hình đàm phán cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, ASEAN cũng không thuyết phục được các đối tác bên ngoài để đưa ra một thông cáo chung tại Hội nghị AMM + tổ chức tại Malaysia hồi năm 2015, cũng như tránh đưa ra các tuyên bố chỉ trích việc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông trong các Hội nghị ASEAN khác diễn ra trước năm 2016. Sự chia rẽ, thiếu đoàn kết trong nội bộ ASEAN trong năm 2016 và 2017 về vấn đề trên chưa có dấu hiệu cải thiện. Tại Tuyên bố chung trong Hội nghị cấp cao ASEN lần thứ 28, 29 tổ chức tại Lào năm 2016 cũng chỉ nêu chung chung các cụm từ như “ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến mới ở Biển Đông”, giống như những tuyên bố trước đó, nhưng không hề nhắc tới cái tên Trung Quốc. Mặc dù Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc (7/2016), trong đó bác bỏ hoàn toàn tuyên bố chủ quyền theo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, song tại Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao lần thứ 30 tại Philippines (4/2017) hoàn toàn không đề cập đến Phán quyết của Tòa Trọng tài và leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Điều này càng cho thấy sự chia rẽ, thiếu đoàn kết sâu sắc trong nội bộ ASEAN. ii) Những tính toán lợi ích chiến lược của các nước lớn, nhất là tham vọng của Tung Quốc và quyết tâm duy trì lợi thế siêu cường của Mỹ. Mặc dù chấp nhận vai trò của ASEAN, song các nước thành viên thường tìm kiếm những lợi ích chiến lược riêng với từng nước lớn bên ngoài khu vực, chính điều này càng lam tăng sự chia rẽ, thiếu đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Vì lợi ích cục bộ, một số nước ASEAN đã đi đến thỏa hiệp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông mà điển hình là Philippines, nước đi đầu trong thúc đẩy hợp tác song phương, cùng khai thác với Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc ráo riết thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, liên tục quân sự hóa các thực thể chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông, triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Sáng kiến Vành đai, con đường” đang tao ra nhiều thách thức đối với Cộng đồng ASEAN nói chung, trong đó có vai trò của Cộng đồng ASEAN đối với vấn đề Biển Đông
Thách thức đe dọa đến việc duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN hiện nay
ASEAN phải đối mặt với ba thách thức đe dọa đến việc duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của khối: i) Áp lực từ bên ngoài, chủ yếu nhất vẫn là những tham vọng của Trung Quốc và chiến lược can dự của Mỹ. ii) Sự hoài nghi của các quốc gia chủ chốt về vai trò của ASEAN và hình thức xây dựng cộng đồng, cũng như sự tham gia hạn chế của người dân sống trong các quốc gia thành viên. iii) Yêu cầu cần phải đạt được sự tiến bộ thực chất, chứ không phải tạo ra các tài liệu đầy đủ các mục tiêu đáng ngưỡng mộ nhưng lại có quá ít cam kết để thực hiện như trong các tuyên bố.
Hiện nay có quá nhiều cuộc thảo luận thường xuyên về những mối đe dọa bên ngoài đối với sự đoàn kết của ASEAN tập trung vào vấn đề Biển Đông. Những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, mặc dù ít được đề cập giữa các thành viên ASEAN với nhau lại có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng đại diện cho những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt khi đối phó với các cường quốc.
Sự chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN, một số ủng hộ quan điểm và vai trò của Mỹ, số khác ủng hộ Trung Quốc và cũng có nước chơi mạo hiểm, rủi ro với cả hai nước, cho thấy sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực có thể gây trở ngại cho sự đoàn kết trong ASEAN. Điều này thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn khi Mỹ hay Trung Quốc không coi sự thống nhất của ASEAN là mục tiêu chiến lược của mình, thay vào đó lợi dụng, khai thác ASEAN, dù đoàn kết hay không, cho những tham vọng riêng của họ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Obama và 10 nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 2/2016 tại Sunnylands, Mỹ đã nói rõ rằng họ hy vọng sẽ “đưa ASEAN lên tàu”, coi ASEAN là đối tác chiến lược trong việc bảo vệ các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc lại coi đây là một hành động bao vây, đe dọa đến các quyền tự do của Trung Quốc. Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi với nhiều nước thành viên ASEAN, đặc biệt là Campuchia được mọi người biết đến như đại diện lợi ích cho Trung Quốc trong khu vực ASEAN.
Cục diện kinh tế trong cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn cũng cần được lưu ý. ASEAN dẫn đầu các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó bao gồm tất cả thành viên ASEAN cũng như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Đáng chú ý, RCEP không bao gồm Mỹ. Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, ASEAN sẽ đứng ở đâu? Sự đoàn kết của ASEAN có ý nghĩa gì trong một thế giới nơi mà ASEAN và các nước thành viên của khối này có thể phải lựa chọn bên này hay bên kia? Về nội bộ, những thách thức không kém nghiêm trọng. ASEAN như một doanh nghiệp khu vực khởi sắc khi nó chứng tỏ giá trị của mình đối với giới tinh hoa chính trị. Giá trị đó nằm chủ yếu trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự thịnh vượng và chủ quyền. Gần đây, nó bị trôi giạt ra khỏi những mục tiêu này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm quan trọng của ASEAN. Về vấn đề Biển Đông, ASEAN đã không thể hậu thuẫn Philippines trong phán quyết của Tòa Trọng tài do chia rẽ nội bộ, dẫn đến việc ASEAN không sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước thành viên của mình. Trong lĩnh vực kinh tế, dự án AEC bị trì hoãn kéo dài vì các nước thành viên còn phải tính toán thiệt hơn để đáp ứng tất cả nghĩa vụ. Điều này đặc biệt đúng đối với Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đã dựa nhiều vào chương trình nghị sự chính trị trong nước để khẳng định mạnh mẽ lợi ích của Indonesia, trái với nhu cầu của các nước ASEAN. Việc cố vấn chính sách đối ngoại cho Tổng thống Indonesia, Rizal Sukma, kêu gọi một “chính sách đối ngoại của Indonesia hậu ASEAN” cho thấy rõ ràng rằng Indonesia, thành viên lớn nhất của ASEAN, đã thay đổi cách tiếp cận chính sách từ chủ nghĩa đa phương sang thiên về song phương nhiều hơn. Chính sách đối ngoại hậu ASEAN hầu như không phải là biểu tượng của sự đoàn kết trong ASEAN hoặc vai trò trung tâm của nó cho những tham vọng của các thành viên.
Ngoài âm mưu của các nước lớn, sự thất bại của ASEAN nhằm đáp ứng lợi ích của các nhà lãnh đạo là thách thức thứ ba. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, những cải cách khu vực của ASEAN đã tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của hàng trăm triệu người sống trong biên giới của nó. Từ mối quan tâm này đã dẫn đến những các cam kết về nhân quyền, dân chủ, quyền phụ nữ, môi trường, quy chế lao động nhập cư và quản lý thiên tai. Dinh thự này được xây dựng trên những nền móng lung lay, ASEAN vẫn giữ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, do đó không thể thực thi các tiêu chuẩn mà họ được giao nhiệm vụ bảo vệ. Nguy cơ kích động sự giận dữ của người dân ASEAN cần phải được giải tỏa. Tương lai nào cho ASEAN khi không thể thực thi các tiêu chuẩn riêng của mình vẫn cần phải được đánh giá?
Nhìn chung, ASEAN luôn phải đối mặt với những thách thức, nhưng quy mô, tính chất và sự thâm nhập của ba thách thức kể trên là chưa từng có. Điều cần thiết là lãnh đạo chính trị sẵn sàng đưa ra các quyết định khó có thể khiến một số thành viên ASEAN đứng ngoài các mục tiêu mà ASEAN coi trọng. Nếu ASEAN không hành động, khối sẽ tiếp tục suy yếu và chia rẽ. Nếu không có sự lãnh đạo như vậy, ASEAN có nguy cơ trở thành một tổ chức khu vực “rỗng”, ngày càng trở nên không thích hợp và khi đó các thành viên sẽ buộc phải tìm kiếm nơi khác để bảo vệ lợi ích cho mình.