Các công ty hoạt động tại Trung Quốc đang phải đối mặt với việc hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu thuế ngày càng cao khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang.
Vì vậy, có động lực để các nhà sản xuất ở Trung Quốc chuyển sang các nước không phải chịu các mức thuế này.
Và một trong những quốc gia hưởng lợi là Việt Nam.
Điều đầu tiên cần lưu ý là các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty từ Trung Quốc, từ lâu đã tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và môi trường kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam, trước khi Mỹ áp dụng vòng trừng phạt đầu tiên vào tháng Chín năm ngoái.
“Việt Nam đã và đang được lợi bởi tiền công đang tăng ở Trung Quốc,” bà Mary Lovely tại Viện kinh tế quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ nói.
Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy đầu tư đã tăng tốc kể từ khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vào năm ngoái.
Trong bốn tháng đầu năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt khoảng 65% tổng số của cả năm 2018.
Vì vậy, chắc chắn đã có sự bùng nổ trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng bao nhiêu phần trăm của con số này có liên quan đến việc bị đánh thuế?
Câu chuyện thành công của Việt Nam
Bản quyền hình ảnh Source: Vietnam General Statistics Office Image caption Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua.
Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam đã hoạt động rất tốt, với các công ty đa quốc gia như IKEA, chẳng hạn, đẩy mạnh hoạt động tại đây.
Và trong khi xu hướng phát triển của ngành công nghiệp là dài hạn, các chuyên gia cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chính sách thuế quan ngày càng hà khắc của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đang thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.
“Nhiều công ty đã đầu tư vào sản xuất bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á, trước cuộc xung đột thương mại hiện nay”, theo công ty luật Baker & McKenzie, có trụ sở tại Hong Kong, nhưng “cuộc xung đột thương mại gần đây đã đẩy nhanh quá trình phát triển này . “
Tuy nhiên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy áp lực tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam.
Chỉ có hơn 14,5 triệu lao động trong ngành công nghiệp Việt Nam năm 2018, theo Tổ chức Lao động Quốc tế.
Trong khi có tới hơn 200 triệu lao động hiện nay tại Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnh Chau Doan/LightRocket via Getty Image
Tăng chi phí lao động ở Việt Nam
Chi phí lao động ở Việt Nam đang tăng lên, và nguồn lao động mới tại Việt Nam ít hơn nhiều so với người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc.
Khả năng Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài cũng sẽ bị hạn chế do giá đất và chi phí sản xuất tăng.
Theo JLL Vietnam, một công ty chuyên về bất động sản, giá cho thuê công nghiệp tăng 11% trong nửa cuối năm 2018 ở miền Nam Việt Nam. Điều này được cho là do các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, một phần để trốn thuế Mỹ.
Trừng phạt Việt Nam?
Bản quyền hình ảnh Source: State-run Vietnamese newspapers Image caption Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng
Đối với các công ty đang chuyển tất cả hoặc một phần chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, có nguy cơ Mỹ cũng trừng phạt Việt Nam.
Một số công ty đa quốc gia đang thực hiện chính sách “Trung Quốc cộng một” – giữ chân ở Trung Quốc đồng thời hoạt động tại một nền kinh tế chi phí thấp đâu đó ở châu Á.
Chính quyền Mỹ nhận thức được việc các công ty Trung Quốc chuyển sang hoạt động sản xuất ở nước khác như một cách để tránh các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Trump gần đây viết trên Twitter: “Nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất muốn đạt được một thỏa thuận!”
Trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhãn “Made in Vietnam” trong tương lai có thể không đủ để tránh thuế quan của Mỹ.