Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐàm luậnCó phải TQ đang “ăn cắp” bí mật của Mỹ?

Có phải TQ đang “ăn cắp” bí mật của Mỹ?

Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung ngày càng trở nên căng thẳng, bộ máy chính quyền ở Washington muốn thay đổi các nguyên tắc cơ bản định hướng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì Tổng thống Mỹ D. Trump vẫncho rằng“Chủ tịch Tập Cận Bình vì đã đặt lợi ích của Trung Quốc lên hàng đầu”. Và ông D. Trump đã bị các trợ lý phản ứng khi họ nói rằng Trung Quốc đang tìm mọi cách “ăn cắp bí mật của”nước Mỹ.

Chúng tôi muốn bạn đọc nhớ lại một chuyện cụ thể xảy ra vào cuối năm 2018. Lúc bấy giờ Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố một nhóm điệp viên Trung Quốc cố tình ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ tại thành phố Tô Châu.Đây là cáo buộc thứ ba trong vòng chưa đầy hai tháng của Bộ Tư pháp Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động ăn cắp bí mật công nghệ được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc.

Theo cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ, mười người, trong đó có các đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô đã tìm cách thâm nhập hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu.Hai công ty của hai quốc gia lớn đều sản xuất động cơ phản lực cho các máy bay thương mại.

Đó là “ăn cắp” những cái cụ thể về khoa học, công nghệ. Còn sự “ăn cắp” mang tính phổ quát hơn mới là điều khiến các nhà cầm quyền ở Mỹ đau đầu.

Nếu chúng ta hi vọnglàm sáng tỏ quan điểm thống nhất về Trung Quốc trong nội bộ chính quyền D.Trump là một điều rất khó. Không nói đâu xa, ngay những người giúp việc ông Trump đã sử dụng những lời rất đanh thép về Trung Quốc. Chẳng hạn khi nói đến việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, đã nhận xét: “Trung Quốc là một trong những quốc gia tồi tệ nhất về nhân quyền mà chúng ta từng thấy từ những năm 1930”.

Qua thái độ của Bộ Ngoại giao cho thấy ông chủ của họ đã bỏ qua sự lịch thiệp ngoại giao. Còn mỗi khi quan điểm của Tổng thống về Trung Quốc tương đối thống nhất với quan điểm của bộ máy ở Washington, thì cũng không phải là giống nhau hoàn toàn.

Nhiều quan chức trong bộ máy ở Lầu Năm Góctỏ ra chán ngấy tình hình Tân Cương. Ở đó hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo. Các quan chức trong bộ máy chính quyền D.Trump cho rằng, trại tập trung thật sự làm hỏng không khí của mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Mặc dù đánh giá Trung Quốc vi phạm nhân quyêng nhưng khi tổ chức các cuộc thảo luận về nhân quyền lại rất ít được ông Trump quan tâm. Michael Pillsbury, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Hudson (chuyên nghiên cứu chính sách và là một tổ chức tư vấn bên ngoài của Nhà Trắng), cho rằng, Tổng thống Trump không phải là một người có quan điểm “siêu diều hâu” về Trung Quốc. Tình hình rối ren tại Đài Loan hay Tân Cương không thu hút được sự chú ý của ông Trump nhiều như những vấn đề thương mại. Ngay cả trong vấn đề thương mại, theo ông Pillsbury, Tổng thống Mỹ thận trọng hơn các cố vấn như Peter Navarro, người muốn các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.

Ông Trump thường nói rằng, ông không muốn làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc. Ông ấy coi Trung Quốc như là một nguồn lợi nhuận và đầu tư.

Tổng thống Mỹ cũng nhìn thấy rủi ro chính trị trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào có thể bị coi là mềm yếu. Tổng thống hiểu rất rõ rằng đảng Dân chủ đang chờ đợi ông nương tay với Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Chris Coons, một đảng viên Dân chủ, đồng ý rằng cứng rắn với Trung Quốc trong Quốc hội Mỹ ngày nay “tương đương với thời kỳ những năm 1950, khi không có rủi ro chính trị nào trong việc thể hiện quan điểm chống Liên Xô”.

Một điều đáng lưu ý, việc ông Trump tuyên bố nâng thuế đối với Trung Quốc vào ngày 10/5 đi kèm với các dòng trêntweet mang tính phòng thủ khẳng định rằng Trung Quốc trông chờ một đảng Dân chủ “rất yếu” sẽ thắng trong cuộc bầu cử năm 2020. Tới đây, trong các ngành công nghiệp nhạy cảm, rủi ro chính trị và tài chính xuất phát từ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên.

Bắc Kinh luôn bị ám ảnh về các bất đồng trong chính quyền Trump. Họ không nhận ra rằng, sự cứng rắn tại Washington về vấn đề Trung Quốc xuất hiện từ trước Trump và sẽ tiếp diễn ngay cả sau khi ông Trump không còn ngồi ghế Tổng thống. Ông Evan Medeiros – Đại học Georgetown – từng là cố vấn châu Á của Tổng thống Barack Obama nhận xét: “Một bộ máy chính quyền thiên về một mối quan hệ Mỹ – Trung đối địch, căng thẳng hơn đang hình thành”.

RELATED ARTICLES

Tin mới