Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đổi vị thế trong đàm phán thương mại

TQ đổi vị thế trong đàm phán thương mại

Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ vì đòn thuế quan dù Trung Quốc là bên gây hấn vì sửa các thỏa thuận thương mại song phương.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây tuyên bố với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc điện đàm rằng, những lời nói và hành động gần đây của chính quyền Mỹ đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và chính các doanh nghiệp của Mỹ.

“Washington nên thể hiện sự kiềm chế” – Bộ trưởng Vương Nghị nói.

Theo vị Ngoại trưởng, Mỹ đang đi quá xa trong cuộc tranh chấp thương mại hiện tại và điều này là không nên. Ông khẳng định, Trung Quốc vẫn sẵn sàng giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán nhưng cả hai nên có sự bình đẳng.

Tuyên bố có phần đanh thép của Ngoại trưởng Trung Quốc đối với Washington khác với những cử chỉ thân thiện của Phó Thủ tướng Lưu Hạc khi đại diện phái đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc tới Mỹ để tiến hành vòng đàm phán hôm 9/5.

Khi ông Lưu Hạc đang trên máy bay sang Mỹ, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter cá nhân về việc Trung Quốc “phá vỡ thỏa thuận thương mại” đã từng đàm phán với nhiều công sức thời gian qua. Theo ông Trump, Trung Quốc đã đột ngột yêu cầu viết lại phần lớn dự thảo thỏa thuận, xóa đi các cam kết của Bắc Kinh về việc thay đổi luật pháp, vốn là mấu chốt để giải quyết các phàn nàn khiến Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại.

Truyền thông Mỹ đưa tin, trước sự thịnh nộ của ông Trump và những ánh mắt dò xét, khó hiểu của các đồng nghiệp người Mỹ trên bàn đàm phán, ông Lưu Hạc cũng phải tỏ thái độ khó hiểu với quyết định của lãnh đạo Trung Quốc về việc sửa đổi các thỏa thuận.

Reuters đặt câu hỏi với ông Lưu Hạc về việc Trung Quốc bất ngờ thay đổi nội dung đã đàm phán thành công, vị Phó Thủ tướng Trung Quốc giải thích: “Đàm phán không hề bị phá bỏ… Hai bên đồng ý sẽ gặp nhau lần nữa ở Bắc Kinh trong tương lai và tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đàm phán”.

“Chúng tôi có sự đồng thuận trong nhiều lĩnh vực nhưng thật sự vẫn có những lĩnh vực mà chúng tôi còn có sự bất đồng” – ông Lưu nói với giọng điệu mềm mại hơn.

Nói chuyện với các nhà báo Trung Quốc tại Washington, ông Lưu nhấn mạnh rằng các nguyên tắc của Bắc Kinh cần phải được tôn trọng. Tuy nhiên, ông lại nói rằng khác biệt Mỹ – Trung không đáng kể và không có gì bất thường.

“Tôi nghĩ rằng đây là những điểm phức tạp nhỏ, điều bình thường trong các cuộc đàm phán song phương” – ông Lưu Hạc nói và bày tỏ lạc quan về tương lai.

Các hãng truyền thông Mỹ đưa tin từ sự kiện cho thấy, ông Lưu Hạc đã “cười rất tươi” và liên tục nắm chặt tay Bộ trưởng Thương mại Mỹ, đặc phái viên Mỹ về đàm phán thương mại trước khi rời khỏi cuộc họp. Song đó không phải là dấu hiệu của một cuộc đàm phán thành công, đó là phản ứng của người đột ngột thay đổi những lời hứa sau khi đã thỏa thuận, BBC bình luận.

Trung Quoc doi vi the trong dam phan thuong mai
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tươi cười bắt tay Bộ trưởng Thương mại và đại diện thương mại Mỹ sau cuộc họp ngày 10/5. Ảnh: Gettty

Tổng thống Mỹ đã thể hiện sự không hài lòng về sự phá vỡ thỏa thuận của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố áp đòn thuế quan trực diện vào 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ mỗi năm. Nhà lãnh đạo Mỹ không quên cảnh báo khoản 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ cũng sẽ bị áp đòn thuế quan.

Sau khi ông Lưu Hạc trở về nước, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc liên tục chỉ trích Mỹ, gọi Mỹ là “kẻ bắt nạt” hay “con hổ giấy”.

“Nếu bất cứ ai coi Trung Quốc là con mồi hay quả hồng mềm dễ bị chèn ép, thì tâm trí của họ đang mắc kẹt ở thế kỷ 19 và họ đang tự huyễn hoặc mình” – một bài xã luận trên Tân Hoa xã có đoạn viết.

Trung Quốc đang miêu tả Mỹ là một kẻ hiếu chiến trong khi Bắc Kinh mới là nguyên nhân của mọi động thái đến từ Tổng thống Mỹ.

Những phản ứng của Trung Quốc đối với Mỹ thời gian này cũng cho thấy chiến thuật “vừa đấm vừa xoa” để đạt được mục tiêu vừa không ngồi vào bàn đàm phán thương mại với chính quyền của Tổng thống Trump, vừa không gây sốc cho thị trường trong nước.

Kịch bản Mỹ siết chặt thương mại song phương là điều Bắc Kinh đã lường trước và các phản ứng hiện nay của các quna chức Trung Quốc là duy trì sự đối đầu thương mại không quá gay gắt cho tới khi nước Mỹ trải qua cuộc bầu cử Tổng thống mới.

Bắc Kinh vừa muốn đẩy gia tăng đối đầu thương mại để Tổng thống Trump tung đòn trừng phạt, kiếm cớ để không ngồi vào bàn đàm phán, vừa muốn các thiệt hại đến từ cuộc đối đầu này là thấp nhất. Lời tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị trước người đồng cấp Mike Pompeo về các phản ứng trừng phạt mới nhất của Mỹ đã cho thấy quan điểm này.

Giờ đây, trước các đòn thuế quan liên tiếp của ông Trump, Trung Quốc đang thể hiện thái độ cứng rắn sau khi đã phản ứng rất mềm mỏng trên đất Mỹ vì thay đổi các cam kết trong thỏa thuận.

Những phản ứng này không trực tiếp ảnh hưởng đến quan điểm của Nhà Trắng mà một sự thật trong tuyên bố của ông Vương khiến Mỹ buộc phải thừa nhận: Đó là các lệnh trừng phạt đối với thị trường Trung Quốc đang khiến không chỉ công ty Trung Quốc mà công ty của Mỹ cũng chịu thiệt hại.

Ông Trump hồi đầu tuần cho biết ông sẽ gặp ông Tập trong cuộc họp G20 tại Osaka, Nhật Bản vào tháng tới. Cuộc gặp đó có thể mở đường cho nhiều cuộc thảo luận hơn.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới