Saturday, January 18, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaẤn Độ và Singapore tăng cường hợp tác hàng hải thông qua...

Ấn Độ và Singapore tăng cường hợp tác hàng hải thông qua cuộc tập trận chung trên Biển Đông “SIMBEX 2019”

Từ ngày 19-22/5, hải quân Ấn Độ và Singapore đã tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên SIMBEX-19 ở Biển Đông, với sự tham gia của tàu chiến cùng chiến đấu cơ. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 1994, cuộc tập trận được tổ chức luôn phiên hàng năm giữa hải quân hai nước với địa điểm diễn tập chủ yếu trên Ấn Độ Dương và Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là cuộc tập trận chung thường niên lần thứ 26 giữa Ấn Độ và Singapore.

Thành phần, nội dung tập trận

Cuộc tập trận SIMBEX-19 kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ ngày 19/5 và kết thúc vào ngày 22/5, với sự tham gia của tàu khu trục INS Kolkata và tàu tiếp nhiên liệu INS Shakti cùng máy bay tuần tra biển tầm xa Poseidon-8I của Ấn Độ. Phía hải quân Singapore có tàu hộ vệ SGN Steadfast, khinh hạm tên lửa SGN Valiant, tàu tuần tra biển Fokker-50 và chiến đấu cơ F-16 cũng được mua từ Mỹ.

Cuộc tập trận năm nay bao gồm nhiều phần diễn tập tác chiến trên biển như khai hỏa và theo dõi mục tiêu trên không. Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh trong thông cáo rằng SIMBEX-19 cho thấy sự tiến triển trong cuộc tập trận thường niên này, từ các cuộc tập trận chống tàu ngầm truyền thống chuyển sang các cuộc tập trận hàng hải phức tạp hơn, như hoạt động phòng không mở rộng và các cuộc tập trận chiến thuật. Trước đó, từ ngày 2-8/5, hai tàu INS Kolkata và INS Shakti đã cùng khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence, tàu khu trục trực thăng Nhật Bản JS Izumo và tàu tuần tra Philippines BRP Andres Bonifacio có cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Cuộc tập trận nhằm thắt chặt các hoạt động hợp tác an ninh hàng hải song phương trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” cùng các đối tác, đông minh khu vực.

Năm 2018, các lực lượng hải quân Singapore và Ấn Độ cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung SIMBEX từ ngày 11 đến 22/11 tại khu vực ngoài khơi biển Andaman và vịnh Bengal thuộc phía Bắc Ấn Độ Dương. Khi đó, lực lượng tham gia tập trận về phía hải quân Ấn Độ gồm 8 tàu mặt nước các loại gồm khu trục hạm Ranvijay, tàu hộ vệ tàng hình Satpura, tàu chiến tàng hình Sahyadri, tàu hậu cần Shakti, tàu hộ vệ Kirch, tàu hộ vệ tàng hình Kadmatt, tàu tuần tra Sumedha, tuần dương hạm lợp Sukanya và 1 máy bay săn ngầm tầm xa P-8I của hải quân. Phía Singapore đã cử 5 tàu các loại tham gia tập trận gồm tàu hộ vệ lớp Formidable, chiến hạm RSS Steadfast, tàu tuần duyên Unity, tàu hộ vệ tên lửa RSS Valiant, khu trục hạm RSS Vigour và 1 máy bay tuần tra biển Fokker F50 của hải quân. Các khoa mục chính của cuộc diến tập SIMBEX 2018 gồm bắn tên lửa, ngư lôi, tác chiến săn ngầm và các hoạt động trao đổi học thuật sâu rộng giữa các lực lượng hải quân hai nước. Cuộc tập trận SIMBEX đang được hai nước nâng cấp quy mô, phạm vị và nội dung qua các năm.

Trong suốt những năm qua, Ấn Độ đã từng bước thiết lập mối quan hệ hợp tác biển gần gũi với Singapore. Cuộc tập trận chung SIMBEX là một ví dụ điển hình cho mối quan hệ này. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Singapore (6/2018), hai bên đã ký MoU về thực hiện thỏa thuận giữa hải quân hai nước về Điều phối Chung, Hỗ trợ Hậu cần và Dịch vụ cho tàu Hải quân, tàu ngầm và máy bay hải quân trong các chuyến thăm của hải quân hai nước

Ấn Độ thúc đẩy cả hợp tác song phương và đa phương với ASEAN

Bên cạnh hợp tác song phương với các quốc gia ASEAN như Singapore, Ấn Độ cũng tập trung đẩy mạnh hợp tác biển đa phương với ASEAN. Các hợp tác này thể hiện trên 3 lĩnh vực chính là an ninh hàng hải, phát triển kinh tế xanh dương và kết nối biển. Tiếp nối từ chính sách “Hướng Đông”, chính sách “Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ lấy ASEAN làm trọng tâm. Như phát biểu của Thủ tướng Modi tại Shangri – La (2018), cho rằng vấn đề an toàn và an ninh biển là hết sức quan trọng và các quốc gia cần hợp tác để đối phó với các thách thức, trong đó điểm tựa là các cơ chế do ASEAN dẫn dắt tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mối quan tâm về lợi ích biển, cả về kinh tế và địa chính trị, của Ấn Độ ngày càng được chú trọng đã tạo không gian và động lực cho lĩnh vực biển trong chính sách “Hướng Đông”.

Trong bối cảnh đó, vai trò của Hải quân và Cảnh sát biển rất đáng chú ý. Hải quân Ấn Độ vẫn đều đặn tham gia tuần tra và tập trận hải quân chung, hoạt động chống cướp biển, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn. Các hoạt động này diễn ra theo cả hai chiều: các hoạt động do Ấn Độ tổ chức và hoạt động do ASEAN tổ chức. Tập trận chung MILAN do Hải quân Ấn Độ tổ chức theo định kỳ 2 năm/lần có sự tham gia đa số các quốc gia ASEAN. Tháng 2/2016, Ấn Độ đã thực hiện Diễn tập Đội hình Quốc tế với sự tham gia của 12 tàu từ các quốc gia EAS, trong đó có 5 tàu từ 6 quốc gia thành viên ASEAN. Với các hoạt động do ASEAN chủ trì, Ấn Độ cũng tích cực tham gia. Hải quân Ấn Độ vẫn đều đặn tham gia các cuộc tập trận do các quốc gia thuộc hội nghị ADMM+ tổ chức cũng như hàng năm vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến viếng thăm tàu hải quân tới các quốc gia EAS. Hàng năm, các quan chức cấp cao Ấn Độ vẫn tham dự Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF), thảo luận về các vấn đề quan tâm chung trên biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới