Friday, January 17, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao TQ chưa ra đòn đất hiếm với Mỹ?

Tại sao TQ chưa ra đòn đất hiếm với Mỹ?

Trung Quốc sử dụng ngay và luôn vũ khí đất hiếm với Nhật Bản nhưng với Mỹ thì suy nghĩ 2 lần bởi Mỹ không phải là Nhật

Còn nhớ vào tháng 9 năm 2010, Nhật Bản bắt giam, xử lý vụ thuyền trưởng Trung Quốc xâm phạm vùng biển Nhật Bản. Lúc đó Trung Quốc như sôi lên sùng sục, phẫn nộ.

Trung Quốc ngay và luôn ra đòn độc, hiểm nhất mà không như trong truyện kiếm hiệp: cắt luôn nguồn cung đất hiếm cho Nhật Bản.

Cái thứ “đất” mà Trung Quốc phải đổi giá rất đắt về môi trường sinh thái mới có được, nhưng cũng cái thứ “đất” này mà thiếu nó, ngành công nghệ cao của Nhật Bản sập tiệm…khiến cho Nhật thả thuyến trưởng tàu cá ấy ra.

Vậy tại sao với Mỹ, đã đến nước này mà Trung Quốc vẫn chưa tung miếng đánh hiểm này ra?…

Lưu ý: Vào năm 2018, Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính rằng, hành tinh này có 120 triệu tấn “đất hiếm”, bao gồm chủ yếu 44 triệu ở Trung Quốc, 22 ở Brazil và 18 ở Nga… Nga, Brazil không muốn khai thác dự trữ của họ, cho rằng hoạt động này phát sinh một lượng đáng kể các sản phẩm độc hại và có thể phóng xạ, nhưng Trung Quốc rõ ràng không quan tâm.

Trung Quốc hiện đang sản xuất 95% đất hiếm cần thiết cho ngành công nghiệp. Mỹ nhập khẩu khoảng 80% và nếu Trung Quốc cấm vận thì sẽ gây nguy hiểm cho tất cả các nhà sản xuất điện tử, nhà sản xuất trong ngành hàng không thương mại và ngành công nghiệp quân sự…nói chung sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực công nghệ của Mỹ.

Rõ ràng không thể phủ nhận, miếng đánh “đất hiếm” vẫn luôn là miếng đánh độc, hiểm, “gia truyền” và độc quyền của Trung Quốc.

Để trả lời câu hỏi tại sao đã nêu trên, chúng ta phải thống nhất quan điểm sau đây:

Trước hết, chiến tranh thương mại và chiến tranh nóng (quân sự) của 2 quốc gia nhằm vào nhau là 2 phương án (dùng kinh tế và dùng vũ lực) của một mục đích: Hạ bệ, thu phục lẫn nhau.

Chiến tranh thương mại (cấm vận, trừng phạt…) xảy ra khi không thể, chưa thể hoặc không muốn dùng phương án chiến tranh nóng và thông thường chỉ xảy ra trước chiến tranh nóng.

Do đó, khi 2 thế lực lớn có nguồn lực quân sự tương đương đối đầu nhau như Mỹ-Nga, Mỹ-Trung Quốc thì luôn có một quy tắc mà lãnh đạo đôi bên phải suy nghĩ 2 lần khi quyết định:

Một là, đối với cuộc chiến thương mại, bất luận thế nào cũng không được đi đến nấc thang cuối cùng để kéo nhau rơi vào miệng hố cuộc chiến tranh nóng…

Hai là, nếu đã xảy ra chiến tranh nóng hay xung đột quân sự thì không leo thang đến giới hạn để cả hai cùng chết tức là buộc bên kia phải sử dụng VKHN hay vũ khí giết người hàng loạt khác khi cảm thấy tình thế de dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của chế độ, quốc gia.

Xem lại cuộc chiến thương mại Mỹ-Nga

Hầu như dư luận thấy Mỹ tung đòn trừng phạt, cấm vận Nga hết lệnh này đến lệnh khác…nhưng Nga vẫn sống nhăn. Điều này sẽ có nhiều người ngạc nhiên là tại sao Mỹ không cấm vận trừng phạt toàn bộ, trong khi vẫn giao dịch thương mại với Nga – một hành động rất chi mâu thuẫn.

Phải chăng Mỹ đã hết bài sử dụng trừng phạt? Không, Mỹ còn nhiều nhưng không thể và tất nhiên Nga cũng thừa đòn hiểm để đáp trả nhưng cũng không thể…

Ví dụ: Một số nhà nghiên cứu Mỹ và Israel cho rằng, nếu Nga cấm vận nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân của Mỹ thì “sau 1 năm, nước Mỹ không tồn tại”.

Nhà máy điện hạt nhân Mỹ cung cấp 20% tổng số điện toàn quốc. Riêng khu vực miền Đông nước Mỹ dùng năng lượng điện hạt nhân chiếm 40%. Trong khi đó Mỹ chỉ tự túc được nhiên liệu hạt nhân 11%, còn lại phụ thuộc vào Rosatom Nga…

Cụ thể: Vào cuối Chiến tranh Lạnh, năm 1987, Mỹ đã quyết định bắt đầu mua uranium làm giàu cho các nhà máy điện hạt nhân của mình ở Liên Xô, vì nó rẻ hơn 12 lần so với sản xuất và mua từ chính nó.

Khi Mỹ và Nga ký hiệp ước về việc giảm vũ khí hạt nhân, Nga đã có hơn 500 tấn uranium (rất giàu). Các chuyên gia Nga đã quyết định pha loãng uranium này và cung cấp nó cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ (đặc biệt là vì nhiên liệu này thậm chí còn rẻ hơn).

 Số lượng Mỹ nhập vào tăng lên kể từ đó và Mỹ lời hàng tỷ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, đổi lại, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đã bị Rosatom Nga bóp chết, khiến cho cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, ông Abraham, gióng lên hồi chuông cảnh báo và nói rằng Washington hôm nay ngồi rất chặt với “kim uranium” của Nga.

Đến đây bạn sẽ nghĩ gì khi Nga chơi con bài Uranium với Mỹ khiến Mỹ “không tồn tại” hoặc Mỹ cấm vận Nga ngặt nghèo như ngắt kết nối SWIFT, ngắt kết nối mạng… khiến Nga lâm vào đường cùng? Chắc chắn Mỹ hoặc Nga sẽ buộc khởi động cuộc chiến nóng.

Như vậy để giải quyết mâu thuẫn giữa các cường quốc như Nga-Mỹ-Trung Quốc với nhau thì cuộc chiến thương mại trừng phạt, cấm vận…nếu xảy ra thì các đòn đánh mà các bên tung ra đủ để đối phương tự ngã, tự diễn biến, mà không ép đối phương đến đường cùng, nếu như không chiếm ưu thế tuyệt đối về quân sự.

Tất nhiên, ở đây, những điều chúng ta phân tích ở trên chỉ đúng với cuộc chiến Nga-Mỹ-Trung Quốc, còn Mỹ cấm vận trừng phạt Triều Tiên, Venezuela hay Iran thì Mỹ không từ một thủ đoạn nào, biện pháp nào, bởi vì, những quốc gia yếu, nhỏ này dù có ép đến đường cùng cũng chấp nhận chịu chết chứ không có khả năng phản ứng bằng khởi động chiến tranh nóng với Mỹ.

Trung Quốc sẽ hạn chế sử dụng vũ khí đất hiếm với Mỹ

Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang diễn ra hết sức căng thẳng thì Tổng bí thư – Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đến thăm cơ sở sản xuất đất hiếm của Trung Quốc. Hành động này là hành động đe dọa, cũng giống như đã chuẩn bị đặt tay vào nút bấm hạt nhân.

Trước khi đe dọa sử dụng vũ khí này, Trung Quốc đã tung ra miếng đánh hiểm, (1) ngừng mua khí đốt hóa lỏng LNG của Mỹ và (2) giải quyết khoản tiền 1120 tỷ USD mà Mỹ mắc nợ. Đây mới chỉ được coi như là “phản ứng gương” của Trung Quốc với Mỹ.

Nếu như Trung Quốc leo thang bằng vũ khí đất hiếm thì Mỹ cũng sẽ đáp trả cũng cực kỳ nghiêm khắc theo kiểu chơi “sát ván” với nhau. Điều đáng tiếc là nếu như có điều gì đó xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc khi bị bại trận trong cuộc chiến này thì Trung Quốc cũng không có khả năng kích hoạt một cuộc chiến tranh nóng với Mỹ.

Như vậy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mỹ có thế chủ động hơn khi ra bất cứ đòn nào vì Mỹ có ưu thế quân sự hơn Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ muốn có một chiến thắng trước Trung Quốc thì chiến thắng này là chiến thắng Pyrrhic.

Trung Quốc cũng sẽ không ngồi nhìn, do vậy, cuộc chiến thương mại này Mỹ sẽ chủ động kết thúc nhanh khi đến giới hạn mà chính quyền Mỹ đã vạch ra hay đến khi Mỹ cảm thấy bị “đá ghè vào chân”…Và Trung Quốc cũng không phải dùng hoặc dùng hạn chế vũ khí đất hiếm này đấu với Mỹ. Bởi lẽ đơn giản là Mỹ không phải là Nhật Bản

RELATED ARTICLES

Tin mới