Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyến thăm Việt Nam của tàu hải quân Canada góp phần thúc...

Chuyến thăm Việt Nam của tàu hải quân Canada góp phần thúc đẩy hợp tác, thân thiện ở khu vực và Biển Đông

Tàu Hải quân Hoàng gia Canada (HMCS) Regina và tàu tiếp vận hậu cần hải quân (NRU) Asterix sẽ đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh từ ngày 10-13/6. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên tới thăm cảng Cam Ranh, Việt Nam của tàu hải quân Canada, sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác, thân thiện ở khu vực.

Mục đích chuyến thăm mang thông điệp hợp tác, hữu nghị, thân thiện

Tàu HMCS Regina đang tham dự chương trình hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada trao đổi với hải quân của các nước đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chương trình này giúp củng cố khả năng thực hiện các hoạt động chung hiệu quả với các quốc gia đối tác. Việc điều động tàu này góp phần bảo đảm sự hiện diện nhất quán trên biển của Hải quân Hoàng gia Canada trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo thông cáo của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam. Đây sẽ là chuyến thăm cảng quốc tế Cam Ranh lần đầu tiên của một tàu hải quân Canada, giúp tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Canada và Việt Nam. Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul cho biết “Chúng tôi vui mừng chào đón tàu HMCS Regina, đi cùng tàu tiếp vận hậu cần Asterix, đến Việt Nam. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tàu hải quân Canada đến Cảng Quốc tế Cam Ranh”.

Chuyến thăm cảng diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng quốc phòng hai nước vừa ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, thể hiện cam kết của Canada là đối tác quốc phòng tin cậy của Việt Nam, theo Đại sứ Paul. Chuyến thăm của tàu HMCS Regina không chỉ là biểu tượng cho những lợi ích chung của hai nước đối với an ninh khu vực mà còn cho một mối quan hệ ngày càng phát triển.

Nhiều hoạt động hợp tác trong chuyến thăm này

Chuyến thăm diễn ra từ ngày 10 đến 13/6 với nhiều hoạt động được lên kế hoạch cho từng ngày như hỗ trợ cộng đồng địa phương và xây dựng quan hệ nhân dân. “Tàu HMCS Regina chúng tôi mong chờ chuyến thăm đến Việt Nam, đất nước nổi tiếng về lòng hiếu khách và là đối tác giá trị của Canada trong khu vực Đông Nam Á. Thăm Việt Nam là dịp để tàu Regina giao lưu với cộng đồng địa phương và chứng tỏ cam kết chúng tôi là một đối tác giá trị”, Trung tá Jacob French, sĩ quan Chỉ huy tàu HMCS Regina thông cáo. Điểm nhấn của chuyến thăm cảng sẽ diễn ra vào ngày cuối cùng khi chúng tôi ra biển thực hiện hoạt động chung với Hải quân Việt Nam nhằm mở rộng và tăng cường gắn kết các quan hệ đối tác trong khu vực.

Hải quân Hoàng gia Canada có lịch sử lâu dài trong việc điều động tàu hoạt động trên toàn thế giới trong thời bình cũng như khi có xung đột. Trong khuôn khổ chính sách quốc phòng “Mạnh mẽ, Bảo đảm An ninh, Hợp tác” của Canada, lực lượng hải quân hoạt động độc lập hoặc hỗ trợ các nhiệm vụ của đồng minh hoặc đối tác, giúp thúc đẩy bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực. HMCS Regina là tàu khu trục lớp Halifax, lớp tàu được trang bị nhiều vũ khí tác chiến chống ngầm, chống hạm nổi và hệ thống ra đa có khả năng tác chiến phòng không mạnh mẽ. Việc kết hợp những loại vũ khí này với hệ thống ra đa và các hệ thống kiểm soát thiệt hại và điều khiển máy móc khiến các tàu khu trục này là một trong những thiết kế tàu chiến tiên tiến nhất trên thế giới. Tàu tiếp vận hậu cần hải quân (NRU) cải hoán từ tàu thương mại Motor Vessel (MV) Asterix được Canada thuê tạm thời trong 5 năm để phục vụ công tác tiếp vận hậu cần trên biển trong thời gian chờ đóng mới hai tàu hậu cần hỗn hợp lớp Protecteur cho hải quân.

Canada tăng cường hiện diện và tham gia tự do hành hải ở Biển Đông

Canada là nước có thái độ cứng rắn trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là do đây là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan vấn đề tự do hàng hải trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không được giải quyết và khi xảy ra xung đột quân sự trong khu vực nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều nước. Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định (CPTTP). Vì vậy, vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Canada. Không những vậy, những năm qua Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phương ở Biển Đông là vi phạm các quy định luật pháp quốc tế, Canada có trách nhiệm thông qua các hành động của mình để cảnh báo các nước trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế hiện nay.

Quan điểm chung của Canada là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ủng hộ việc duy trì trật tự dựa trên pháp luật trên biển và đại dương, bao gồm Biển Đông. Cách tiếp cận này dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); ủng hộ bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, thương mại và việc sử dụng đại dương vì các mục đích hòa bình, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển; khẳng định ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế; nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong cấu trúc khu vực, ủng hộ những nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thượng tôn pháp luật, vững mạnh và thịnh vượng và hoan nghênh những sáng kiến của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, an ninh và chống đối đầu ở khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).        Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Dinard, Pháp ngày 5/4/2019, Ngoại trưởng các nước G7, trong đó Canada là một thành viên quan trọng, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tự do hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác quản lý hàng hải quốc tế để duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật định của luật pháp quốc tế và quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nhằm xây dựng lòng tin và đảm bảo an ninh; đồng thời quản lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp mà không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có hành động cưỡng chế, phù hợp với luật pháp quốc tế thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp đã được công nhận và cơ chế trọng tài.

Chuyến thăm của tàu hải quân Canada nằm trong xu thế hợp tác chung của các nước hiện nay

Năm 2018-2019, tàu thuyền quân sự nhiều nước đã tới thăm thân thiệt Việt Nam. Tàu tuần tra ICGS VIJIT số hiệu 31 của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ với 95 thủy thủ đoàn do đại tá Ashish làm thuyền trưởng đã có chuyến thăm hữu nghị đến Đà Nẵng (Việt Nam) trong vòng 4 ngày (từ 01/4 – 04/4/2019). Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ,với khoảng 3.000 lính đã tới thăm thành phố Đà Nẵng (3/2018). Cùng với tàu USS Carl Vinson là tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 1975. Chuyến thăm của tàu khu trục Te Mana của Hải Quân Hoàng Gia New Zealand với thùy thủ đoàn gồm 178 người do nữ Trung tá Lisa Hunn dẫn đầu (9/2018). Trong thời gian 4 ngày, các thủy thủ trên Tàu Khu Trục Te Mana của Hải Quân Hoàng Gia New Zealand và Hải quân Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động chung nhằm củng cố mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và New Zealand. Trước đó, vào tháng 6/2017, tàu Khu trục Ta Kaha của New Zealand cũng đã đến thăm Cảng Đà Nẵng. Các hoạt động này đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước, đồng thời đóng góp vào an ninh và ổn định khu vực cũng như trên thế giới. Trong chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 03 – 06/9/2018 của tàu đổ bộ HMS Albion (L14), lớp Albion của Hải quân Hoàng gia Anh, hai bên đã có nhiều hoạt động giao lưu về hàng hải. Chuyến thăm là một phần trong các hoạt động của tàu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tàu đổ bộ HMS Albion có chiều dài 176 m, rộng 28,9 m, với lượng choán nước 21.000 tấn có thể chở theo 67 xe thiết giáp, 405 binh sĩ, là một trong những trụ cột cho sức mạnh đổ bộ của hải quân Hoàng gia Anh. Tàu Surcouf của Hải quân Pháp đã cập Cảng Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 01 – 05/6/2018. Ngay sau khi cập cảng Sài Gòn, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh và Tư lệnh tàu Surcouf đã có buổi tiếp xúc với báo chí chia sẻ 4 mục tiêu chính của chiến dịch là triển khai trong những khu vực chiến lược, hợp tác quốc tế, hỗ trợ quan hệ ngoại giao, và đào tạo tác chiến thực tế cho các sĩ quan tham gia khóa học… Chuyến thăm của hai tàu hải quân Thái Lan là H.T.M.S Rattanakonsin và H.T.M.S Kamronsin do Đại tá Papon Hanphaiboon, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Thái Lan làm trưởng đoàn cùng 213 thủy thủ đoàn từ ngày 3-6/12. Hay chuyến thăm của hai tàu huấn luyện Setoyuki và Shimayuki của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản với 390 sỹ quan, thủy thủ (6-9/3/2019). Trước đó là hàng loạt chuyến thăm như, tàu ngầm huấn luyện Kuroshio của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn do đại tá Ueta Yasuteru, Tư lệnh Đơn vị tàu ngầm huấn luyện số 01, làm trưởng đoàn cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) của Việt Nam (9/2018).

RELATED ARTICLES

Tin mới