Ngày 20/5, bốn tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Vụ xâm nhập thứ 14 từ đầu năm 2019 đến nay của tàu thuyền TQ
Sở chỉ huy số 11 của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa thông báo 4 tàu của Trung Quốc mang số hiệu Hải cảnh 1501, 2305, 2308 và 33115 đã tiến vào vùng biển phía Bắc-Đông Bắc đảo Kubajima thuộc quần đảo tranh chấp trong khoảng thời gian từ 10h – 10h15’ sáng 20/5 (giờ Nhật Bản). Các tàu này đã rời vùng biển nằm ở phía Tây-Tây Bắc đảo Kubajima trong thời gian từ 11h35 đến 11h55 cùng ngày. Theo JCG, đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản tại khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku kể từ ngày 9/5 và là vụ xâm nhập thứ 14 từ đầu năm 2019 đến nay.
Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này. Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, mối quan hệ song phương đang chuyển biến tích cực. Kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Trung Quốc hồi tháng 10/2018, Tokyo và Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục khuôn khổ song phương được thiết lập năm 1999 để thảo luận về vấn đề giải giáp và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức năm 2011 trước khi quan hệ hai bên đột ngột xấu đi một năm sau đó do Tokyo đặt quần đảo Senkaku vào diện quản lý của nhà nước.
TQ đòi hỏi chủ quyền với cả EEZ của Nhật Bản
Không chỉ thường xuyên cho tàu, máy bay tuần tra do tham vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc còn nhiều lần đưa tàu vào tận Khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh Okinotorishima, đảo san hô mà Tokyo tuyên bố chủ quyền. Hồi tháng 12/2018, tàu khảo sát Trung Quốc bị cáo buộc xuất hiện ở vùng Nhật Bản thừa nhận là EEZ, nằm cách thủ đô Tokyo 1.740km về phía Nam. Nhật Bản coi đây là đảo cực Nam của nước này. Theo Công ước Quốc tế về Luật biển, một nước cần phải xin phép mới được khảo sát ở vùng EEZ của một quốc gia khác. Giới chức Nhật Bản cho biết họ chưa cho phép tàu Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ khảo sát.Trước kia, Bắc Kinh từng thực hiện các cuộc khảo sát tương tự và khẳng định rằng Okinotorishima chỉ là một bãi đá. Trung Quốc nói rằng Okinotorishima không có sự sống của con người và họ không công nhận đây là một hòn đảo. Vì vậy, Bắc Kinh nói Nhật Bản không thể tuyên bố vùng biển 400.000 km2 xung quanh Okinotorishima.
“Trung Quốc rất muốn biết trong khu vực đó có gì, liệu có các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, hải sản hay không nhưng Nhật Bản dường như quan ngại về trữ lượng metan hyđrat có tại khu vực này”, chuyên gia Garren Mulloy của đại học Daito Bunka (Nhật Bản) nhận định. Metan hyđrat (tên khác là băng cháy) là một dạng metan được bao bọc bởi trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng đá. Nhật Bản đang tích cực ngăn chặn Trung Quốc khai thác nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, ông Mulloy nhận định rằng tàu của Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự khi Trung Quốc được cho là đang dò các đường đi nằm ở khu vực nước sâu để đội tàu ngầm đang phát triển của Bắc Kinh có thể di chuyển trong tương lai. Trước kia, Bắc Kinh từng thực hiện các cuộc khảo sát tương tự và khẳng định rằng Okinotorishima chỉ là một bãi đá. Trung Quốc nói rằng Okinotorishima không có sự sống của con người và họ không công nhận đây là một hòn đảo. Vì vậy, Bắc Kinh nói Nhật Bản không thể tuyên bố vùng biển 400.000 km2 xung quanh Okinotorishima thuộc EEZ của mình.