Friday, January 10, 2025
Trang chủĐàm luậnCuộc chiến Mỹ - Trung và chủ nghĩa dân tộc cực đoan...

Cuộc chiến Mỹ – Trung và chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Trung Hoa

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang hình thành xu hướng “bài Mỹ” ở Trung Quốc. Xu hướng này, không loại trừ, có thể bị đẩy đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Hoa với những hệ lụy khôn lường trong quan hệ với Mỹ và các quốc gia khác.

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang tiếp tục những nấc thang mới. Mới đây nhất, cuối tháng 5 này, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chính quyền Mỹ sẽ áp thuế lên tới 79,7% đối với thùng bia và 1.731% đối với đệm do Trung Quốc sản xuất, vì cho rằng các mặt hàng này của Trung Quốc bán tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý.

Giới quan sát đang chờphản ứng của Trung Quốc đối với hành động trên.

Cả hai, cùng những đòn trả đũa mau lẹ, nhưng xen vào đó, cùng để ngỏ khả năng thỏa hiệp đối với những vấn đề cụ thể.

Tuy nhiên, thông điệp vẫn chỉ là thông điệp. Với những gì diễn ra, người ta không ngừng hoài nghi khả năng xuống thang của cuộc chiến khốc liệt này.

Vì dù là cuộc chiến thương mại, cuộc chiến công nghệ, hay cuộc chiến gì tiếp theo đi nữa, vấn đề cốt lõi khiến căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung, khi âm ỉ, lúc bùng phát, cực khó để thỏa hiệp,là sự chồng chéo của những lợi íchchính trị căn bản: Mỹ muốn duy trì địa vị cường quốc số 1 thế giới; Trung Quốc thì không giấu diếm ý đồ lật đổ vị thế đó của Mỹ nay mai, dù nước này luôn trấn an thế giới về chiêu bài “trỗi dậy hòa bình”.

Tương quan, về mặt hình thức, Mỹ có vẻ ở thế thượng phong với những đòn chủ động, nặng đô. Còn Trung Quốc tỏ ra nhũn nhặn hơn chút ít.

Phản ứng lại các biện pháp thương mại của Mỹ, Trung Hoa đại lục dường như đã và đang hình thành một làn sóng chống Mỹ thông qua việc tẩy chay sử dụng các sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ.

Điều đó từng diễn ra nửa năm trước đây, khi có tin tức về việc Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei, con gái của người sáng lập Tập đoàn này, bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12/18.

Chỉ có điều, các động thái trên thể hiện một cách khôn khéo qua việc một số đơn vị, doanh nghiệp ở Tứ Xuyên, Thâm Quyến, Hà Nam kêu gọi nhân viên không mua điện thoại Iphon; tẩy chay sản phẩm các tập đoàn McDonald’s, Starbucks, hàng mỹ nghệ của Mỹ; hỗ trợ tài chính cho nhân viên mua sản phẩm điện thoại của Huawei. Thậm chí, có công ty Trung Quốc còn đe sẽ phạt số tiền tương đương nếu nhân viên của họ mua điện thoại của Iphon.

Có vẻ mang tính tự phát, không có sự khuyến khích trực tiếp từ Chính phủ, nhưng sự lặng im của Chính phủ trước các hành động tẩy chay hàng hóa Mỹ của các công tyTrung Quốc được hiểu như “bật đèn xanh”.

Gần đây, về phương diện truyền thông, thêm dấu hiệu mới: người Trung Quốc đang triển khai sở trường kích động của mình, như đã từng thực hiện với nhiều quốc gia, nhất là với các nước láng giềng mà Trung Quốc cho có tranh chấp về lợi ích với mình trên biển Đông.

Cụ thể, truyền thông Trung Quốc đang tăng cường tuyên truyền nhằmchuẩn bị tâm lý cho người dân trước kịch bản cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ kéo dài, trong đó, trọng điểm là phát sóng, khai thác một số phim về Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), kết thúc bằng một thế trận hòa khi Trung Quốc can thiệp đẩy lùi quân Mỹ.

Truyền thông xã hội Trung Quốc thì lan truyền rộng rãi khẩu hiệu “Muốn nói chuyện? Hãy nói. Muốn chiến tranh? Hãy chiến. Muốn bắt nạt chúng tôi ư? Nằm mơ đi!”.

Vừa qua, ông Zhao Liangtian, 55 tuổi, ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên – một cựu quan chức – viết bài hát mang tên “Chiến tranh thương mại”, giai điệu từ ca khúc nằm trong bộ phim “Cuộc chiến đường hầm” từ thập niên 60, nói về cuộc chiến tranh chống Nhật ở Trung Quốc năm 1941. Đề cập chiến tranh thương mại, nhưng thực chất, sâu xa, là đề cập vấn đề chính trị.

Rất nhanh chóng, ca khúc chính trị này thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng xã hội. “Tôi cảm thấy bài hát này thể hiện trái tim của người dân Trung Quốc” – tác giả bài hát nói – “Bài hát cho thấy sự bất bình mạnh mẽ của chúng tôi trước hành vi thô lỗ và vô lý của Mỹ, cũng như sự ủng hộ kiên định của chúng tôi với chính phủ Trung Quốc”.

Diễn biến trên, dù là hành động được cho là tự phát (?) của nhiều công ty cũng như sự vào cuộc một cách bài bản của truyền thông chính thống Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại nhận định rằng: đang hình thành xu hướng “bài Mỹ”.

Xu hướng “bài Mỹ”, không loại trừ, có thể tiến đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Hoa.Thật thế thì là điều đáng lo ngại. Sự lo ngại không chỉ với Mỹ – đối thủ của Trung Quốc – mà còn với chính Trung Quốc.

Bởi, chủ nghĩa dân tộc TrungQuốc, nếu biết động viên, sử dụng một cách tỉnh táo, khôn khéo, có thể thành động lực tích cực để nước này phát triển mạnh mẽ, vượt qua các tình huống khó khăn.

Nhưng, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, một khi bị kích lên tới mức cực đoan, gắn với nó là tư tưởng bá quyền, tinh thần đại Hán được nuôi dưỡng từ nghìn năm trước trong lịch sử nước này, có thể đẩy người Trung Quốc vào vòng xoáy ma mị, mất tỉnh táo, không biết mình, biết người, không biết thời, không biết thế…, thậm chí, có thể có những hành động điên rồ trong một thời đại mà ở đó,sự tôn trọng cũng như ứng xử văn minh trong quan hệ giữa các quốc gia cần được coi là nguyên tắc quan trọng nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới