Friday, January 3, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ ra tuyên bố đáp lại Sách Trắng của TQ: Bắc Kinh...

Mỹ ra tuyên bố đáp lại Sách Trắng của TQ: Bắc Kinh mới là bên lật lọng!

Sau gần 1 năm giằng co, sau vòng thứ 11 tại Washington hồi đầu tháng 5, cuộc đàm phán mậu dịch Trung – Mỹ đã tạm thời kết thúc trong bế tắc, cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước lập tức leo thang với những đòn trả đũa qua lại.

Vòng đàm phán thứ 11 giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (thứ 2 phải sang) kết thúc trong bế tắc khiến cuộc chiến mậu dịch leo thang.

Trong bối cảnh đó, ngày 2/6, Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách Trắng với nội dung: cuộc chiến mậu dịch do Mỹ gây ra, không đạt được hiệp nghị là do phía Mỹ lật lọng, bước đàm phán tiếp theo phải phù hợp điều kiện của Trung Quốc…

Ngày 3/6 theo giờ Washington (tức 4/6 theo giờ Bắc Kinh), Văn phòng Đại diện Thương mại (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ đã ra Tuyên bố chung đáp lại, phủ nhận những cáo buộc phía Mỹ trong Sách Trắng; chỉ rõ chính Trung Quốc mới phá hoại đàm phán, rút lại nội dung quan trọng mà hai bên đã đồng ý, trong đó có cơ chế thực thi hiệp nghị.

Bản Tuyên bố chung viết: “Sách Trắng mà Trung Quốc lựa chọn công bố  vào ngày Chủ nhật 2/6 và những tuyên bố công khai của họ gần đây tiếp tục trò chơi chỉ trích, xuyên tạc tính chất và lịch sử đàm phán mậu dịch giữa hai nước, phía Mỹ cảm thấy rất thất vọng về điều này. Để hiểu rõ vị trí hai bên hiện nay và xu hướng tương lai, cần phải hiểu rõ lịch sử dẫn tới cục diện bế tắc hiện nay”.

Tuyên bố viết: “Tổng thống Donald Trump cam kết áp dụng hành động để giải quyết hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc mấy chục năm qua. Hành vi mậu dịch không công bằng đó dẫn đến sự mất cân bằng trong cán cân mậu dịch ngày càng nhiều và kéo dài, năm ngoái (2018) lên tới 420 tỷ USD; đồng thời còn gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho công nhân, nông dân, chủ trang trại và các công ty Mỹ. Tháng 8/2017, dưới sự chỉ thị của tổng thống, USTR đã tiến hành điều tra về các hành vi của Trung Quốc trong các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, sáng tạo và phát triển công nghệ.

Cuộc điều tra kéo dài 7 tháng; sau khi nhận được kết quả và nghe điều trần trước quốc hội và các chứng cứ khác, tháng 3/2018 Mỹ đã công bố bản báo cáo dài 200 trang ghi lại các hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc; bao gồm cưỡng ép chuyển nhượng công nghệ, không bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, lấy cắp trên mạng đối với các công ty Mỹ và ủng hộ hành vi đó, cướp đoạt các thông tin nhạy cảm và bí mật thương mại của họ.

Những hành vi mậu dịch không công bằng đó và các hành động khác của Trung Quốc đã gây nên tổn thất mấy trăn tỷ USD mỗi năm cho nước Mỹ và cách công ty Mỹ.

Xuất phát từ những phát hiện đó, tổng thống đã chỉ thị chính phủ căn cứ luật pháp Mỹ và những hiệp nghị quốc tế phù hợp, áp dụng hành động hữu hiệu để đối phó các hành vi có hại và xuyên tạc của Trung Quốc. Tổng thống yêu cầu USTR thách thức các hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc ra trước tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời quyết định thu thuế đối với hàng hóa Trung Quốc để xóa bỏ những thiệt hại mà các hành vi của Trung Quốc gây ra đối với ngành công nghiệp Mỹ. Trung Quốc không áp dụng hành động có tính xây dựng để giải quyết những quan ngại của Mỹ; trái lại càng hung hăng càn rỡ, trả đũa bằng cách thu thuế bất hợp lý đối với các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ, Mỹ cũng phải tăng thuế để đáp lại.

Tuyên bố viết: “Sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý khởi động lại cuộc đàm phán tại cuộc gặp gỡ ở Buenos Aires tháng 12/2018; Tổng thống Donald Trump đã hoãn lại 90 ngày kế hoạch tăng thuế đối với sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vốn định có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Tháng 3/2019, tổng thống lại kéo dài thêm thời hạn hoãn vì có vẻ hai bên đã đạt được tiến triển trong đàm phán. Trải qua nỗ lực vất vả với những cuộc thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng kéo dài suốt mấy tháng, hai bên đã đạt được thỏa thuận về một số vấn đề quan trọng.

Thế nhưng, khi kết thúc các vấn đề quan trọng cuối cùng, phía Trung Quốc đã từ bỏ những điều khoản đã nhất trí trước đây. Để đáp trả sự lật lọng của Trung Quốc, Mỹ tiếp tục xúc tiến những điều đã tuyên bố, tăng mức thuế thu đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu và tuyên bố thu thuế đối với số lượng nhiều hơn  hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Đáng chú ý là, động lực thảo luận xuất phát từ hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc từ rất lâu nay. Trong suốt quá trình đàm phán, lập trường của chúng ta trước sau như một, Trung Quốc thì đã lật lại nội dung quan trọng hai bên đã đạt được thỏa thuận. Một lập trường chính là bảo đảm cho hiệp nghị được thiết thực thi hành; lịch sử Trung Quốc không thực hiện những điều họ đã cam kết trước đây khiến lập trường này trở nên rất cần thiết.

Thế nhưng, việc chúng ta kiên trì yêu cầu Trung Quốc đưa ra cam kết cụ thể và khả thi tuyệt đối không tạo thành sự uy hiếp đối với chủ quyền của Trung Quốc. Trái lại, các vấn đề đã thảo luận là vấn đề thường thấy trong một hiệp nghị mậu dịch, là rất cần thiết để giải quyết vấn đề có tính thể chế nhất quán gây nên sự mất cân đối về mậu dịch”.

RELATED ARTICLES

Tin mới