Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tiếp tục nóng lên, Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh (thuộc phe Giang Trạch Dân) ngoài việc dấy lên thanh thế tuyên truyền chống Mỹ, và tiếp tục kiểm soát hệ thống tuyên truyền hình thái ý thức gây dậy sóng dư luận về cuộc chiến đất hiếm với Mỹ. Tuy nhiên, nguồn đất hiếm tại Trung Quốc lại hoàn toàn nằm trong tay của những thành viên chủ chốt thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn, La Cán, v.v.
Trong lúc chiến tranh thương mại đang như “dầu sôi lửa bỏng”, cuối tháng 5 ông Tập Cận Bình đã đến Giang Tây thị sát nhà máy sản xuất đất hiếm, dường như muốn đưa ra tín hiệu dùng “con át chủ bài” đất hiếm để phản kích lại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa công bố thông tin liên quan.
Học giả nổi tiếng Đài Loan Đổng Lập Văn phân tích với Đài NTDTV cho rằng, Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị để đối phó với trận chiến đất hiếm với Trung Quốc, phía Trung Quốc đã bị đình trệ, cuối cùng ông Tập Cận Bình đều khó thu được kết quả tốt cả trong lẫn bên ngoài nước, mà khó khăn quan trọng nhất lại đến từ bên trong nước.
Mới đầu, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang hồi đầu tháng 5, Thường ủy Bộ Chính trị thuộc phe Giang Trạch Dân là Vương Hộ Ninh ngoài khuấy động tuyên truyền ra bên ngoài chống lại Mỹ, lại còn tiếp tục điều khiển hệ thống tuyên truyền ý thức hình thái khuấy động sóng gió dư luận về cuộc chiến đất hiếm.
Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng để chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa. Có người phân tích nói, chính quyền Trung Quốc cổ súy cái gọi là con át chủ bài đất hiếm để chế ngự Mỹ, kỳ thực là “một lá bài thối” hại nước hại dân.
Sản lượng đất hiếm của Trung Quốc chiếm 95% thế giới, tuy nhiên, hiện tại trữ lượng thực sự đã giảm xuống dưới 30%, Mỹ đứng thứ 2 chiếm 15%, các quốc gia Liên Xô cũ với Nga là chủ đạo cộng lại chiếm 22%. Trước khi Trung Quốc xuất khẩu đất hiếm năm 1973, Mỹ là nhà cung cấp nguồn đất hiếm lớn nhất thế giới. Để khai thác đất hiếm, Trung Quốc đã phải trả một cái đắt cho môi trường.
Phân tích nói, chỗ thông minh của Mỹ chính là ở chỗ này, trước tiên là nhập khẩu từ Trung Quốc, lấy đất hiếm có giá rẻ của Trung Quốc dùng hết rồi mới tính.
Năm 2010, Mỹ đã bắt đầu công việc chuẩn bị cho khai thác đất hiếm tại mỏ Mountain Pass ở bang Canifonia, và năm 2012 đã tái sản xuất. Do đó, năm 2012, sản lượng đất hiếm của Mỹ đạt 800 tấn, thực hiện được bước đột phá trong nhiều năm; đến năm 2013, sản lượng tăng lên 4000 tấn.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị sản xuất mới, trong tương lai, sản lượng đất hiếm tại mỏ Mountain Pass sẽ được tăng lên nữa. Nếu Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, Mỹ hoàn toàn có thể tự cung tự cấp. Ngoài ra, Mỹ cũng hoàn toàn có thể mua lại đất hiếm của Trung Quốc từ quốc gia thứ 3 khác.
Nếu chính quyền Trung Quốc dừng bán đất hiếm cho Mỹ, thì cũng như để cho Mỹ nắm đằng chuôi khi Mỹ tố cáo Trung Quốc ra WTO. Do đó, việc Trung Quốc dùng đến lá bài đất hiếm, không chỉ không có sức mạnh, mà nó thuần túy là là bài hỏng.
Thành viên chủ chốt phe Giang đang nắm giữ đất hiếm
Hôm 4/6, tờ Epoch Times đưa tin, trước thập niên 1990, lượng đất hiếm toàn cầu đều dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc. Bắt đầu từ thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình, chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát triển “chiến lược đất hiếm”, khai thác mà không quan tâm đến môi trường, nhưng lại bán ra nước ngoài với giá rẻ.
98% lượng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc tập trung ở khu vực như Nội Mông Cổ, Giang Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Sơn Đông. Các doanh nghiệp về đất hiếm chủ yếu có Tập đoàn đất hiếm Bắc Kinh, Tập đoàn đất hiếm Cám Châu, Công ty Cổ phần Kim loại màu Quảng Thành, Tập đoàn đất hiếm Trung Lữ, Công ty Cổ phần đất hiếm Ngũ Khoáng, Công ty Tungsten Hạ Môn, Công ty Cổ phần Trung Sắc.
Các tỉnh phân bố nhiều đất hiếm dường như đều thuộc phe Giang Trạch Dân, từng có thời gian dài là địa bàn mà phe Giang nắm giữ lợi ích chính trị và kinh tế.
Trong đó, Nội Mông Cổ là sào huyệt của cựu Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn; Giang Tây là quê nhà của Tăng Khánh Hồng, nhân vật thứ 2 trong phe Giang Trạch Dân; Tứ Xuyên là địa bàn chính trị của cựu Thường ủy “ngã ngựa” Chu Vĩnh Khang; Sơn Đông là nơi mà những đại lão phe Giang từng nắm quyền như Ngô Quan Chính, Trương Cao Lệ, Khương Dị Khang; quan trường tỉnh Phúc Kiến và gần 10 quan chức cấp phó quốc gia đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu có liên quan đến phe Giang.
Sau khi chiến tranh thương mại leo thang, người của phe ông Giang Trạch Dân là Vương Hộ Ninh kiểm soát hệ thống tuyên truyền kích động chiến tranh đất hiếm, tiếp tục “bắt cóc” Tập Cận Bình, đưa ông Tập ra “đứng mũi chịu sào” trong cuộc chiến thương mại.
Ông Vương Hộ Ninh được coi là “bộ óc” của lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vài thế hệ lãnh đạo. Ban đầu, sau khi được cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân khen ngợi đề bạt, đến thời ông Hồ Cẩm Đào rồi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Vương Hộ Ninh vẫn luôn giữ các chức vụ quan trọng. Mặc dù ông Vương Hộ Ninh vẫn cố gắng tránh thể hiện ra bản thân mình thuộc phe nào, nhưng đại đa số quan điểm cho rằng, Vương là người của phe ông Giang Trạch Dân – người có ân tri ngộ đối với Vương.
Cũng có thể nói, Vương Hộ Ninh là quân cờ mà Giang đã giấu bên cạnh Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Mới đầu, khi chiến tranh thương mại bùng nổ, ông Vương Hộ Ninh bị coi là đã “dẫn hướng sai” ông Tập Cận Bình và là kẻ đầu sỏ tai họa khiến chiến tranh thương mại bùng nổ.
Đầu tháng 5, chính quyền Trung Quốc đột nhiên lật đổ thành quả đàm phán trong 10 tháng qua với phía Mỹ, muốn xuất phát lại từ đầu, khiến cho Mỹ tức giận và tăng thuế quan hàng hóa Trung Quốc. Dư luận cho biết, Thường ủy Bộ Chính trị Hàn Chính thuộc phe Giang, đã phản đối cam kết thương mại tại Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị; bên cạnh đó, truyền thông do phe Giang kiểm soát liên tiếp phơi bày, yêu cầu “Tập Cận Bình chịu trách nhiệm toàn bộ”.
Nguyên nhân đằng sau là do thế lực phe Giang Trạch Dân vẫn chưa thỏa mãn với tình hình hiện nay, đang cấp bách ngóc đầu trở lại, “bày mưu trước rồi hành động sau”, tiến hành tấn công Tập thêm bước nữa, để mưu cầu nắm lại hoàn toàn trung tâm quyền lực.