Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ giành lợi thế trong tranh chấp Biển Đông

TQ giành lợi thế trong tranh chấp Biển Đông

Theo các nhà phân tích, trong các cuộc họp ở Singapore, các chuyên gia cho rằng các Bộ trưởng ở các nước Đông Nam Á sẽ cố gắng mềm mỏng với Trung Quốc bởi họ hy vọng có thể làm việc với nước này về an toàn hàng hải và các sáng kiến kinh tế, chẳng hạn như cùng khai thác năng lượng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đổi lại Trung Quốc sẽ ngấm ngầm tiếp tục mở rộng trong vùng nước tranh chấp này.

Hội nghị COC bàn về Biển Đông

2 quốc gia có tuyên bố chủ quyền không sẵn sàng chỉ trích Trung Quốc vào thời điểm này. Việt Nam có sự thống nhất chính trị nội bộ và các mối quan hệ chính trị chặt chẽ với Trung Quốc.

Việt Nam đã xung đột với Trung Quốc một cách định kỳ kể từ những năm 70 của thế kỷ trước, và hai bên hiện nay có tranh chấp dầu khí ở vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng chéo. Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát một vùng bãi cạn mà tàu thuyền Philipine thường đến đánh bắt cá, và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản đã giúp cả 2 nước này tăng cường năng lực phòng thủ.

Các nhà phân tích tin rằng tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng quốc phòng sẽ cố gắng đẩy nhanh đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm tránh những rủi ro. COC sẽ tránh động chạm đến tuyên bố chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.ASEAN và Trung Quốc năm ngoái đã nhất trí bắt đầu đàm phán sau thời gian dài trì hoãn của Bắc Kinh. Vấn đề chính là sẽ phải cố gắng đưa các cuộc thảo luận COC tiến triển và tìm cách để đạt được vấn đề này càng sớm càng tốt.

Bất kỳ tuyên bố nào từ hội nghị sẽ tránh chỉ trích Trung Quốc, đặc biệt là tránh nêu đích danh. Các Bộ trưởng có thể kêu gọi “kiềm chế”  ở vùng biển này để tránh “leo thang xung đột”.

Philipines muốn ký một thỏa thuận với Trung Quốc cùng khai thác dầu khí ở vùng biển này, còn Việt Nam thì nhìn nhận Trung Quốc là nguồn thương mại, đầu tư và du lịch.

Không nhìn thấy bất cứ điều gì tiêu cực, hay bất cứ thứ gì làm Trung Quốc phật lòng tại hội nghị này. Tất cả đều chung chung trong phát biểu mà ASEAN đưa ra.

Bắc Kinh có thể hoàn tất việc quân sự hóa các đảo trước khi COC được ký kết, nhưng nó không thể ký trong năm nay.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã cải tạo đảo đá và xây dựng các đảo nhân tạo ở chuỗi Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã bố trí tên lửa, tổ chức các cuộc tập trận hải quân và xem xét xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng biển này hoạt động từ Hong Kong cho tới đảo Borneo.

Trung Quốc có thể đã hoàn tất kế hoạch quân sự hóa các đảo mà hiện nay nước này đang kiểm soát, vì thế ASEAN không còn nhiều thời gian.

RELATED ARTICLES

Tin mới