Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐàm luậnTrọng tâm đặc biệt của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Trọng tâm đặc biệt của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam sẽ trở thànhChủ tịch ASEAN vào năm 2020. Vào thời điểm đó Mỹsẽ triển khai giai đoạn đầu của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỹ hết sức coi trọng quan hệ đối tác với Việt Nam. Mới đây tại hội thảo “Diễn đàn Ngoại giao Meridian: Các nước sông Mê Kông” do Trung tâm Quốc tế Meridian tổ chứctại thủ đô Washington D.C, thông điệp đó được các quan chức cấp cáo của Mỹ một lần nữa nhấn mạnh.

5 quốc gia lục địa của ASEAN thuộcTiểu vùng sông Mekong gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có số dân 240 triệu người và GDP hơn 800 tỷ USD.Trong những năm qua tiềm năng phát triển của Tiểu vùng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư và các đối tác phát triển. Nắm bắt được xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đến nay, tại Tiểu vùng Mekong đã hình thành nhiều cơ chế hợp tác trong nội khối các nước Mekong cũng như giữa các nước Mekong với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, EU. Với chính sách đúng và thế mạnh vốn có, các nước Mekong đang là một khu vực kinh tế năng động, đóng vai trò động lực phát triển của Đông Nam Á.

Trong số 5 nước, chỉ có Thái Lan có quan hệ đồng minh theo hiệp ước với Mỹ, nhưng Việt Nam lại được đánh giá là “đối tác ngày càng quan trọng”.

Hiện nay, Trung Quốc đang lôi kéo các nước trong khu vực tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng do nước này bỏ vốn trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai Con đường. Có lẽ vì thế mà Hà Nội cũng rất cần sự hợp tác của Mỹ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Tại hội thảo, các quan chức nhấn mạnh mối liên hệ về an ninh giữa Mỹ với các nước tiểu vùng Mekong nói riêng và ASEAN nói chung. Mối liên hệ chặt chẽ sẽ giúp các nước Mekong và cả khối ASEAN chia sẻ nhiều lợi ích chung chiến lược với Việt Nam. Đó là những lợi ích trong việc xây dựng trật tự dựa trên luật pháp, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập quốc gia, chủ quyền lãnh thổ và chế độ chính trị với vai trò trung tâm của ASEAN.

Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver: Mỹ muốn các nước Đông nam Á có thể góp phần bảo vệ các lợi ích chung và đảm bảo rằng các vùng biển quốc tế vẫn là vùng biển quốc tế. Một số nguyên tắc của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trùng khớp với tầm nhìn của ASEAN về bảo vệ chủ quyền và luật pháp quốc tế. Dự kiến sẽ có cuộc tập trận hải quân giữa Mỹ-ASEAN lần đầu vào cuối năm 2019.

Như vậy, trong giai đoạn đầu thực thi chiến lược mới, việc Mỹ có thể làm trước mắt là bắt đầu xây dựng năng lực cho các nước đối tác.

Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh những bất an về Trung Quốc, đồng thời lưu ý, lưu vực sông Mekong là trọng tâm đặc biệt của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những nguyên tắc trong chiến lược này là cam kết đối với chủ quyền lãnh thổ, sự minh bạch trong quản trị, vai trò trung tâm của Asean, trật tự dựa trên pháp trị và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Những ai quan tâm nghiên cứu tình hình các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong có thể cảm nhận được các nước này rất trông đợi về vai trò mạnh mẽ và thái độ dứt khoát hơn của Mỹ trong khu vực.Tuy nhiên, họ cũng có một cảm giác bất an, lo lắng về áp lực của Trung Quốc đối với các nước để đi theo dự án “Một vành đai, Một con đường”. Trung Quốc đang thúc đẩy phạm vi ảnh hưởng và áp dụng các chiến thuật trên Biển Đông để mở rộng dần dần phạm vi kiểm soát một cách tinh vi theo lát cắt salami. Các nước trong khu vực cũng đang chịu áp lực lớn là ngày càng lệ thuộc kinh tế nhiều hơn vào Bắc Kinh.

Quan điểm của Mỹ là, không có chính sách đòi các quốc gia vùng Mekong phải hạn chế quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên,các nước cần chọn lựa và cân nhắc kỹ trước khi đi theo con đường có nguồn vốn dễ dàng để trở nên quá phụ thuộc và tác động của việc này đối với chủ quyền của đất nước mình.

Nhiều quan chức quân sự và ngoại giao đã chỉ trích mạnh mẽ lập trường của Trung Quốc muốn giải quyết song phương với riêng từng nước trong các vấn đề của lưu vực sông Mekong cũng như trên Biển Đông. Họ tỏ thái độ dứt khoát, yêu cầu các vấn đề nàycần giải pháp đa phương, không thể theo đề nghị của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết toàn bộ vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương thì sẽ không bao giờ giải quyết được, hoặc chỉ có thể giải quyết theo ý đồ Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới