Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBí mật cho vay, che giấu tài tình: Sự nguy hiểm khó...

Bí mật cho vay, che giấu tài tình: Sự nguy hiểm khó lường từ những khoản “nợ ẩn” phức tạp của TQ

Sự thiếu minh bạch từ các khoản vay nợ Trung Quốc đã gây rắc rối cho nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới.

Công trường của công ty Trung Quốc tại Sri Lanka. Ảnh: Buddhika Weerasinghe | Getty Images

Hậu quả khó lường

Việc Trung Quốc cho các quốc gia khác vay nợ – thường là các khoản vay bí mật – đã dẫn tới các khoản được gọi là “nợ ẩn” và khó có thể được theo dõi một cách chính thức, công khai. Các chuyên gia cảnh báo rằng, vấn đề nợ ẩn có thể sẽ gây ra sự suy thoái tồi tệ ngoài dự tính.

Sự thiếu minh bạch cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà đầu tư đang cân nhắc việc mua trái phiếu của các quốc gia vay nợ, hoặc gây rắc rối cho các tổ chức ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện đang hỗ trợ các quốc gia nói trên thanh toán nợ – Carmen Reinhart, giáo sư tại Trường Hành chính John Kennedy ở Đại học Harvard, cho hay.

Trả lời tại Diễn đàn Đầu tư Nomura ở Singapore vào tháng trước, bà Reinhart cho hay: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc với vai trò là nhà cho vay toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc có nhiều khoản nợ ẩn. Điều đó có nghĩa là, các quốc gia đã vay nợ từ Trung Quốc nhưng khoản nợ này không được báo cáo lên IMF hay Ngân hàng Thế giới (WB).”

“Vậy nên, các tổ chức này sẽ có xu hướng nghĩ rằng những quốc gia vay nợ có mức nợ thấp hơn nhiều so với con số thực,” bà nói.

Giáo sư Reinhart đánh giá rằng việc không công khai các khoản nợ sẽ khiến IMF và WB gặp khó khăn trong các phân tích về ổn định nợ trên thế giới. Thông thường, công việc bao gồm phân tích những gánh nặng về nợ của từng quốc gia và các lời khuyên về chiến lược vay nợ để hạn chế rủi ro từ các khoản tiền vay.

Đối với các nhà đầu tư, những thông tin hạn chế mà họ có sẽ cản trở những quyết định đầu tư trái phiếu của quốc gia sở tại. Điều đó sẽ dẫn tới việc dự đoán không chính xác những rủi ro trong việc đầu tư cho các nước thông qua trái phiếu.

Bà Reinhart trả lời tại hội thảo cho biết, từ năm 2011, có rất nhiều khoản vay nợ Trung Quốc của các nước trên thế giới cần phải được tái cấu trúc hoặc tái đàm phán. Các quốc gia tiêu biểu bao gồm Sri Lanka, Ukraine, Venezuela, Ecuador, Bangladesh và Cuba – theo bà Reinhart.

Các số liệu nợ chính thức được theo dõi bởi IMF và WB, nhưng những con số này chỉ ghi nhận 1 nửa số nợ mà Trung Quốc cho các quốc gia trên thế giới vay.

Hơn thế nữa, Trung Quốc cũng không phải là thành viên của Paris Club và cũng “không có ý định tham gia”. Paris Club là một nhóm các quốc gia cho vay và hướng tới mục tiêu xử lí các khoản nợ tại các nước trên thế giới.

Các báo cáo cho hay, trong những khoản cho vay bí mật, Trung Quốc thường yêu cầu quốc gia vay nợ đem những tài sản thuộc nhà nước để làm thế chấp.

Ví dụ, Trung Quốc cho Venezuela vay và buộc phải trả Trung Quốc bằng dầu – theo như bài phát biểu năm ngoái của chủ tịch World Bank David Malpass. “Điều đó sẽ khiến bên ngoài không thể xác định chính xác Trung Quốc đã cho Venezuela vay bao nhiêu tiền và trong tương lai Venezuela sẽ phải trả cho Trung Quốc bao nhiêu”.

“Cũng không thể hỏi Trung Quốc về các điều khoản này được,” ông Malpass cho hay.

Cả IMF và WB đã kêu gọi sự minh bạch đối với các khoản tiền cho vay. Trả lời CNBC, WB khẳng định sự minh bạch với những khoản nợ là “điều đặc biệt cần thiết”.

“Nói ngắn gọn, minh bạch về nợ là điều cần thiết cho phát triển kinh tế. Vậy nên khi các khoản nợ bị “ẩn”, thì nó sẽ gây ra rắc rối cho mọi người – không chỉ đối với WB và IMF,” WB cho hay.

Nợ tăng cao có thể là vấn đề lớn

Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao về châu Á tại Verisk Maplecroft, cho biết: “Mặc dù các khoản cho vay của Bắc Kinh có thể giúp các quốc gia đang phát triển, nhưng những khoản nợ không minh bạch có thể sẽ khiến phát triển kinh tế bị sa sút”.

“Trung Quốc có thể sẽ thuyết phục các quốc gia đang phát triển rằng chi phí của các khoản nợ có thể được thanh toán nhờ vào các dự án lâu dài một khi các công trình đi vào hoạt động, nhưng không có gì là đảm bảo cả”.

Trung Quốc đã bị chỉ trích vì khiến nhiều quốc gia vướng nợ nần trong Sáng kiến Vành đai Con đường – một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ để xây dựng đường ray, tuyến đường bộ, đường biển và các con đường khác nối từ Trung Quốc tới Trung Á, Châu Phi và Châu Âu.

Các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã cung cấp hơn 440 tỉ USD tiền đầu tư cho dự án thuộc Vành đai Con đường – theo lời phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Yi Gang tại Diễn đàn Vành đai Con đường ở Bắc Kinh hồi tháng trước.

Phần lớn các khoản vay được đưa ra thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc, với tổng 2.400 dự án được thực hiện với nguồn đầu tư hàng trăm tỉ USD từ năm 2013 tới nay.

Tuy nhiên, ông Yu cảnh báo rằng việc thiếu minh bạch đối với các khoản vay đồng nghĩa rằng khó có thể chắc chắn về sự ổn định của các dự án.

Một ví dụ điển hình là ở Sri Lanka, quốc gia buộc phải cho Bắc Kinh sử dụng một cảng chiến lược trong 99 năm vì không thể thanh toán hết nợ cho các công ty Trung Quốc.

Đây là một ví dụ điển hình về việc các quốc gia thiếu nợ Bắc Kinh buộc phải nhượng bộ lãnh thổ chủ quyền khi không thể thanh toán nợ Trung Quốc. Hiện tượng này đã được một số chuyên gia gọi là “ngoại giao bẫy nợ”. Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phủ nhận việc áp dụng chiến lược bẫy nợ đối với các nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói: “Việc duy trì các khoản nợ sẽ giúp duy trì sự ổn định của dự án Vành đai Con đường. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, nếu không xử lí cẩn thận, các đầu tư về cơ sở hạ tầng có thể sẽ khiến nợ nần ngày một gia tăng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới