Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 14/06/2019

Bản tin Biển Đông ngày 14/06/2019

Bản tin Biển Đông ngày 14/06/2019.

Đảng Cộng sản Philippines phản đối tàu tuần duyên USS Stratton của Mỹ hiện diện ở Biển Đông

Ngày 13/6, mạng GMA NEWS ONLINES đưa tin, Đảng Cộng sản Philippines (CPP) cho biết “người dân Philippines phản đối việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ triển khai tàu sân bay Stratton ở khu vực Thái Bình Dương. Việc triển khai ngày càng nhiều tàu sân bay, tàu chiến ở Biển Đông và biển Tây Philippines là một phần trong chiến lược địa chính trị của chủ nghĩa đế quốc Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát vững chắc các tuyến đường thương mại, nhằm mục đích giành lợi thế trước Trung Quốc. “Kế hoạch bảo vệ” của chính phủ Mỹ là can thiệp quân sự trực tiếp vào các vấn đề nội bộ nước khác”.

Ngày 12/6 vừa qua, Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục giúp đỡ các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế của họ như Philippines. Phó Đô đốc Linda Fagan, Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết “Mỹ rất quan tâm đến việc cùng các quốc gia đối tác sử dụng và xây dựng năng lực theo cách có ích và có lợi để đấu tranh với việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ (EEZ). Mỹ sẽ làm những việc như gửi một nhóm nhỏ đến và giúp đào tạo các quốc gia làm thế nào để thực thi luật thủy sản để chống lại các vụ đánh bắt cá trái phép. Những nỗ lực này, phù hợp với luật pháp quốc tế, được đặt trong mục tiêu tăng cường năng lực cho các đối tác của Mỹ trong việc bảo vệ “chủ quyền của chính họ”.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Philippines cho rằng đây không phải là một ý tưởng đáng hoan nghênh. “Mỹ hành động như một đất nước thực dân bằng cách thúc đẩy chính sách rằng các nước cần sự bảo vệ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền của mình.

Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc có thể châm ngòi cho xung đột quân sự

Ngày 13/6, mạng Forces Network đăng tin, phát biểu tại hội nghị do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế tổ chức, Cựu Thủ tướng Anh John Major lo ngại rằng cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc có thể leo thang thành xung đột quân sự nếu hai cường quốc không đạt được thỏa thuận. Theo ông John Major, “Trung Quốc đang chi rất nhiều tiền cho năng lực hải quân và năng lực dưới đáy đại dương – chắc chắn là nhiều hơn so với ngân sách của họ”.  Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, để sử dụng làm căn cứ quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ông “không biết” liệu các yếu tố này có thể gây ra xung đột trong tương lai hay không, nhưng điều này là rất có khả năng.

Ông Major nói thêm rằng “sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc đang làm Trung Quốc ảo tưởng về sức mạnh chính trị và sức mạnh kinh tế cũng đang tài trợ cho một khả năng quân sự đang gia tăng”

Trong Cựu Thủ tướng John Major cũng cho biết, Anh chuẩn bị đưa tàu sân bay mới của mình đến Biển Đông, như một phần của lực lượng đặc nhiệm của NATO.

Ngư dân Philippines phản đối việc Trung Quốc khai thác sò tai tượng trong khu vực bãi cạn Scarborough

Ngày 13/6, trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đăng tin, Bắc Kinh đã phớt lờ một cuộc biểu tình yêu cầu ngư dân Trung Quốc ngừng thu hoạch sò tai tượng ở Philippines ngày 7/6 vừa qua. Theo chủ tịch của Hội ngư dân, ông Nards Cuaresman ở thị trấn Masinloc ở Zambales (Philippines) – các tàu cá (dân quân biển) Trung Quốc do sử dụng các động cơ có cánh quạt dưới nước phá hoại các rạn san hô và đào đầm phá 150 km2. Họ cũng dùng búa dưới nước đập vỡ các rạn san hô chỉ để lấy sò tai tượng. Nếu chính phủ không làm gì đó, thì trong hai năm tới, tất cả các dải san hô và quần thể sò tai tượng sẽ biến mất dù Philippines đã phản đối ngoại giao.

Ông Nards Cuaresman cho biết đầu năm nay, lực lượng dân quân biển Trung Quốc tiếp tục thu hoạch sò tai tượng trong bãi cạn Scarborough. Trái với những gì chính phủ Trung Quốc nói, ngư dân địa phương có thể tự do câu cá ở bãi cạn nhưng với lý do bảo vệ bờ biển Trung Quốc, các tàu hải cảnh Trung Quốc luôn chặn và quấy rối họ. Thuyền đánh cá nhỏ của chúng tôi chỉ có thể “lẻn vào” khu vực này khi thời tiết xấu.

Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển của Đại học Philippines Jay Batongbacal, cho biết Philippines đã gieo giống sò tai tượng vào cuối những năm 1980 và người Trung Quốc bắt đầu thu hoạch chúng vào năm 2003. “Chúng tôi đã gieo giống sò tai tượng trong khu vực đó vì đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu sò tai tượng không còn nữa, các rạn san hô của chúng ta sẽ không tồn tại. Người Trung Quốc đã vứt bỏ phần thịt và chỉ giữ lại vỏ. Từ bãi cạn Scarborough, họ mang vỏ sò đến tỉnh Hải Nam, nơi người mua khắc chúng thành tượng nhỏ để dùng trang trí, một sản phẩm thay thế cho các đồ trang trí từ ngà voi”.

RELATED ARTICLES

Tin mới