Thursday, January 16, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc bắt đầu phản đòn, cảnh báo Anh từ chối Huawei

Trung Quốc bắt đầu phản đòn, cảnh báo Anh từ chối Huawei

Đại sứ Trung Quốc đầu tư vào Anh đe dọa London nếu muốn chặn Huwei phát triển mạng 5G.

Chỉ có thể đi cà nhắc vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG, anh Hà đã tìm ra cách hay khắc phục!

Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming mới đây đã lên tiếng cảnh báo London về việc nước này dự định ngăn cản Huawei tham gia phát triển mạng viễn thông 5G, theo Reuters.

Cụ thể, Đại sứ Trung Quốc Liu Xiaoming cho rằng , một khi London thực sự muốn ngăn cản Huawei tham gia phát triển mạng viễn thông 5G, điều đó sẽ làm tổn thương mối quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc vào Anh.

Ông Liu Xiaoming cho rằng, động thái ngăn cản Huawei sẽ là “một thông điệp rất xấu” không chỉ cho Huawei mà còn cho cả các doanh nghiệp Trung Quốc, thậm chí cho cả các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Anh.

Lời tuyên bố của ông Liu Xiaoming không khác nào một lời đe dọa đối với Anh, quốc gia đang lỡ dở với các kế hoạch rời khỏi châu Âu và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ Trung Quốc và Mỹ.

Trước đó, Giám đốc an ninh mạng của Huawei, John Suffolk đã phải tham gia điều trần trước Ủy ban Lựa chọn Khoa học và Công nghệ (TSSC) của Quốc hội Anh. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề tính bảo mật của sản phẩm Huawei và mối liên quan của công ty với chính phủ Trung Quốc.

Tại đây, ông John Suffolk khẳng định, công ty không liên quan đến chính quyền Trung Quốc. “Chúng tôi chưa bao giờ nhận được yêu cầu không mong muốn nào từ chính phủ Trung Quốc… Tôi nhắc lại lần nữa, Huawei chưa bao giờ được chính phủ Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào khác yêu cầu làm bất cứ điều gì” – vị đại diện Huawei nói.

Thậm chí, Huawei hoan nghênh bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào phân tích sản phẩm của mình để phát hiện các lỗ hổng bảo mật hoặc mã hóa.

“Chúng tôi ‘trần trụi’ trước thế giới, nhưng chúng tôi muốn làm điều đó bởi nó cho phép cải thiện sản phẩm của mình. Huawei không xấu hổ về những thứ được phát hiện, dù số lượng là một hay một nghìn” – Giám đốc Suffolk nói.

Trước nghi vấn công ty Trung Quốc có thể truy cập từ xa vào mạng di động 5G của Anh thông qua thiết bị của hãng, Suffolk phủ nhận: “Huawei chỉ là một mắt xích trong 200 doanh nghiệp cùng cung cấp linh kiện xây dựng mạng 5G. Chúng tôi không có quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào đang chạy trên mạng đó”.

Tuy nhiên, đại diện này thừa nhận khi có sự cố, một trung tâm hỗ trợ của Huawei có trụ sở tại Romania sẽ khắc phục từ xa.

Trước các lo lắng của nghị sĩ Anh cho rằng, Huawei có thể dùng mạng 5G để theo dõi từng người dùng. Đại diện hãng điện tử Trung Quốc cho rằng đây là điều đương nhiên và đã có từ lâu. “Theo logic đó, nhà điều hành mạng phải liên tục theo dõi tất cả các khách hàng của mình, mọi lúc” – ông Suffolk giải thích.

Ông Suffolk cũng chia sẻ với các nghị sĩ rằng chỉ có khoảng 30% linh kiện để xây dựng mạng 5G của Anh do Huawei thực sự sản xuất. Phần còn lại lấy từ chuỗi cung ứng toàn cầu và được công ty giám sát chặt chẽ.

Phiên điều trần của vị Giám đốc an ninh mạng Huawei trước Ủy ban TSSC thuộc Quốc hội Anh khiến giới quan sát đề cao khả năng Huawei sẽ tiếp tục được phát triển 5G ở Anh, bất chấp các sức ép từ Mỹ.

Tháng 4, Hội đồng An ninh Quốc gia Anh, do Thủ tướng Theresa May chủ trì đã họp để ra quyết định về việc có nên chặn Huawei tham gia đấu thầu phát triển 5G ở Anh hay không. Một nguồn tin từ cuộc họp đã rò rỉ với báo giới rằng, London chấp nhận Huawei nhưng sẽ ngăn không cho công ty này phát triển các bộ phận cốt lõi của mạng 5G, hạn chế quyền truy cập vào các bộ phận không cốt lõi của hệ thống mạng 5G.

Trung Quoc bat dau phan don, canh bao Anh tu choi Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson bị sa thải vì nghi ngờ đã tiết lộ thông tin mật từ Hội đồng An ninh quốc gia ra ngoài.

Thông tin bị rò rỉ này đã khiến Mỹ không hài lòng và gây sức ép lên Chính phủ của bà Theresa May. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã bị sa thải, được cho là có liên quan đến các thông tin bị rò rỉ này. Mới đây, Thủ tướng Anh cũng đã đệ đơn từ chức nhưng không liên quan đến vấn đề Huawei mà ảnh hưởng từ kế hoạch ly hôn với Liên minh châu Âu không thành công.

Bắc Kinh phản đòn âm thầm

Trung Quốc trong những tuần gần đây thể hiện thái độ bình tĩnh trước những sức ép từ Washington nhằm vào Huawei. Chỉ có các nguồn tin ngoài lề cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị các phương án nhằm đáp trả động thái “phân biệt đối xử” đối với “con cưng” Huawei.

Đơn cử như ông Hồ Tích Tiến, Tổng Biên tập Thời báo Hoàn cầu – ấn phẩm phụ của Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã viết trên Twitter cá nhân cho biết, nước này đang xây dựng cơ chế quản lý nhằm hạn chế xuất khẩu một số công nghệ sang Mỹ. Ông viết trên Facebook: “Đây là bước đi quan trọng để cải thiện hệ thống quản lý và cũng là động thái chống lại sức ép của Mỹ… Khi có hiệu lực, một số công nghệ xuất khẩu sang Mỹ sẽ chịu kiểm soát”.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng có thể áp dụng phương án dừng xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ- quốc gia vốn nhập khẩu lượng đất hiếm rất lớn từ Bắc Kinh. Dẫu vậy, đây chỉ là phương án được đồn đoán. Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh sẽ ít có khả năng dùng phương án này bởi nó sẽ khiến Trung Quốc “thiệt nhiều hơn lợi” khi họ cũng cần khách hàng Mỹ.

Hiện nay, gã khổng lồ Trung Quốc cũng đã bắt đầu các động thái phản ứng với lệnh cấm Mỹ ở cấp độ doanh nghiệp.

Mới đây hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc đã đòi nhà mạng Mỹ Verizon nên trả phí cấp phép cho 230 bằng sáng chế của Huawei và khoản này có thể lên tới 1 tỷ USD. Các bằng sáng chế này liên quan đến hàng loạt thiết bị, từ thiết bị mạng lõi đến cơ sở hạ tầng hữu tuyến.

Theo Reuters, những người đại diện của Huawei và Verizon đã gặp nhau tại New York (Mỹ) hồi tuần rồi để bàn bạc về vấn đề và xem xét liệu Verizon có đang sử dụng thiết bị của các công ty vi phạm bản quyền của Huawei hay không.

Phát ngôn viên của Verizon, ông Rich Young, từ chối bình luận chi tiết về vụ việc vì cho rằng đây “có thể là một vấn đề pháp lý tiềm tàng”.

“Những vấn đề này liên quan đến không chỉ riêng Verizon. Với tình hình địa chính trị hiện nay, bất cứ vấn đề nào liên quan đến Huawei đều có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp của chúng tôi, cũng như gây ra những lo ngại trên phạm vi quốc gia và quốc tế” – ông Young chia sẻ.

Verizon cũng đang liên hệ với Nhà Trắng xung quanh các lệnh cấm mà Nhà Trắng áp đặt vào Huawei có thể thúc đẩy động thái trả đũa của Trung Quốc. Công ty này nhận định, việc Huawei yêu cầu trả phí bản quyền một tỷ USD có thể liên quan nhiều đến vấn đề chính trị chứ không đơn thuần là vì các bằng sáng chế.

Trong khi đó, một Giám đốc cấp phép vấn đề sở hữu trí tuệ của Huawei đã nói về việc này. Verizon có thể trả tiền cấp phép bằng sáng chế cho Huawei và thu lại khoản tiền đó từ các công ty cung cấp mạng Mỹ mà họ hợp tác. Khoảng 20 nhà cung cấp mạng Mỹ đã mua các sản phẩm của Verizon có sử dụng các công nghệ được cấp bằng sáng chế của Huawei.

Vị này cho biết, Huawei đã tiếp cận với một nhà cung cấp thuộc Verizon vào tuần trước về vấn đề này.

RELATED ARTICLES

Tin mới