Bản tin Biển Đông ngày 20/06/2019.
Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio kêu gọi bảo vệ vùng biển phía Tây Philippines
Báo Philstar Global ngày 19/6 đưa tin Phó Chánh án tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio kêu gọi người dân Philippines tiếp tục đấu tranh bảo vệ vùng biển phía Tây Philippines trong bối cảnh căng thẳng xung quanh vụ va chạm gần khu vực Bãi Cỏ Rong vừa qua. Ông Carpio kêu gọi người dân Philippines “cần phải tiếp tục bảo vệ vùng biển phía Tây Philippines vì đó là nghĩa vụ của người dân Philippines. Thế hệ của tôi đã đặt nền tảng cho cuộc đấu tranh này bằng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) kết luận rằng vùng biển phía Tây Philippines thuộc về Philippines. Những thế hệ tiếp theo, bao gồm thế hệ hiện tại, cần phải tiếp tục đấu tranh trên nền tảng đó, để vùng đặc quyền kinh tế cùng tất cả tài nguyên ở vùng biển phía Tây Philippines thực sự thuộc về người Philippines.”
Ông Antonio Carpio là một trong những thành viên của nhóm luật sư đã chiến đấu và giành chiến thắng trong vụ kiện lịch sử của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại PCA. Theo ông Carpio, việc bảo vệ vùng biển phía Tây Philippines sẽ giúp đảm bảo rằng nguồn tài nguyên hiện có trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm cá, khí đốt, dầu mỏ và các tài nguyên khác “sẽ chỉ dành cho người dân Philippines”. Ông Carpio cũng nhấn mạnh rằng các tài nguyên này cũng bao gồm cả khu vực Bãi Cỏ Rong – thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Mỹ âm thầm hạ thấp ngưỡng xung đột ở Biển Đông
Business Insider ngày 18/6 có bài viết về chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Theo đó, Mỹ liên tục gia tăng áp lực lên các lực lượng trên biển của Trung Quốc theo cách có thể hạ thấp ngưỡng xung đột ở Biển Đông, vốn đã là một điểm nóng của căng thẳng và tranh chấp. Mỹ cho thấy những biểu hiện của một lập trường cứng rắn hơn đối với lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự ngụy trang thành đội tàu cá thường quấy nhiễu các tàu nước ngoài nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.
Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên đã lưu ý đến lực lượng dân quân trên biển này trong báo cáo năm 2017 về sức mạnh quân sự Trung Quốc; khẳng định Trung Quốc sử dụng đội tàu cá thương nghiệp tham gia vào “xâm lược vùng xám”, “thực hiện yêu sách chủ quyền và thúc đẩy lợi ích của mình theo các cách được tính toán sao cho nằm dưới ngưỡng gây xung đột”. Thế nhưng phải đến năm nay, Mỹ mới thực sự bắt đầu gây áp lực cho các lực lượng dân quân của Trung Quốc.
Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson cảnh báo Trung Quốc trong một cuộc họp tại Bắc Kinh tháng 1/2019 rằng hải quân Mỹ sẽ coi các tàu cảnh sát biển và dân quân trên biển là tàu chiến và phản ứng trước các hành động khiêu khích giống như phản ứng với các tàu hải quân Trung Quốc. Tháng 3/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công khai cam kết với Philippines rằng Mỹ sẽ thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ phòng thủ nếu lực lượng của Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông. Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim mới đây đã làm rõ thêm tuyên bố trên, khẳng định hỗ trợ an ninh của Mỹ áp dụng đối với cả những hành động xâm phạm của lực lượng dân quân trên biển Trung Quốc.
Theo chuyên gia, áp lực gia tăng là nhằm thay đổi tính toán chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) nhận định “bằng cách tạo thêm sự thiếu chắc chắn về phản ứng của Mỹ trước hành động ép buộc ở vùng xám của Trung Quốc, Mỹ hy vọng sẽ có thể giúp giảm các hoạt động gây bất ổn trên biển của Trung Quốc như việc sử dụng các tàu cảnh sát biển và dân quân biển để áp đảo các nước láng giềng nhỏ bé hơn”. Đồng thời, việc này có thể giúp giảm căng thẳng xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Các vụ việc liên quan đến tàu cá Trung Quốc xảy ra thường xuyên ở Biển Đông; hiện không rõ chính xác loại vụ việc nào có thể khiến Mỹ sẽ áp dụng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Philippines theo Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau giữa Mỹ và Philippines .
Vụ đâm tàu cá Philippines là lời kêu gọi cần sớm hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Mạng Rappler ngày 19/6 có bài viết về sự cần thiết sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm tạo “cơ chế mạnh mẽ và rõ ràng” đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực.
Theo các nhà phân tích, vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines ở vùng biển phía Tây Philippines là lời cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo cần sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông. Tại diễn đàn bàn tròn ở thành phố Quezon ngày 17/6, học giả Trung Quốc Lucio Pitlo phát biểu rằng “Vụ việc này là một lời cảnh tỉnh cho các nước cần thúc đẩy để hoàn thiện COC thực chất và hiệu quả bởi đây sẽ là cơ chế cứng rắn giúp giải quyết những vụ việc tương tự” –
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý tái đàm phán COC vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, sự trì trệ đã làm chậm việc hoàn thành COC suốt gần hai thập kỷ qua kể từ khi COC lần đầu được các bên nhất trí xây dựng vào năm 2002.