Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTổng thống Duterte hối thúc ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử...

Tổng thống Duterte hối thúc ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

Tổng thống Philippines bày tỏ thất vọng vì sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán để xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), phát ngôn viên của tổng thống, Salvador Panelo cho biết tối qua, theo Phil Star.

“Lãnh đạo điều hành giải thích rằng sự chậm trễ hoàn thiện COC kéo dài càng lâu thì xác suất xảy ra sự cố hàng hải càng cao và cơ hội cho những tính toán sai lầm ngoài tầm kiểm soát càng lớn”, theo ông Panelo.

Ông Panelo cũng cho hay, Tổng thống Duterte nhấn mạnh rằng ông không chịu ơn hay sợ hãi quốc gia nước ngoài nào.

Ông Duterte thu hút sự chỉ trích trong những ngày qua, do im lặng về vụ chìm tàu ngày 9/6, sau đó bình luận rằng đó chỉ là “tai nạn nhỏ“. Philippines hôm 22/6 tuyên bố chấp nhận lời đề nghị của Bắc Kinh về việc “điều tra chung” vụ chìm tàu, đảo ngược lại lập trường một ngày trước đó của Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin.

Media player poster frame
 

Thắng lợi ban đầu của Tổng thống Trump trước Trung Quốc trên Biển Đông

 “Là một điều phối viên quốc gia về Quan hệ Đối thoại ASEAN-Trung Quốc, cùng với các quốc gia thành viên ASEAN, Philippines sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, ông Duterte nói với hội nghị.

Ông Duterte đã nhắc tới vụ việc tàu Trung Quốc đâm thuyền Philippines ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) trước các lãnh đạo ASEAN về việc ngư dân Việt Nam giúp đỡ 22 ngư dân Philippines lâm vào tình cảnh nguy hiểm vào ngày 9/6. Ông Duterte cũng nhân dịp này cảm ơn Việt Nam cũng như thuyền trưởng và thủy thủ tàu cá Việt Nam đã cứu ngư dân Philippines.

ASEAN gồm 10 thành viên tuyên bố sẽ tự kiềm chế và tránh các hành động sẽ làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Các quốc gia ASEAN gồm Thái Lan, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Biển Đông là một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới, và là điểm nóng tiềm năng trong khu vực khi một số thành viên ASEAN cũng như Trung Quốc và Đài Loan có xung đột yêu sách lãnh thổ.

Trong hội nghị thượng đỉnh, các lãnh đạo ASEAN đã nhất trí “theo đuổi các giải pháp hòa bình trong tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (1982 UNCLOS)”. Các lãnh đạo cũng kêu gọi thống nhất và đoàn kết cũng như nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hài hòa và thịnh vượng chung trong khu vực.

Khối cũng cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng để giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin để chống khủng bố. Họ tái khẳng định cam kết chống lại các mối quan tâm chung như tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, buôn bán ma túy và các thách thức xuyên biên giới bao gồm cả các đại dịch, và vấn đề tội phạm mạng.

Trong khi Trung Quốc ca ngợi các cuộc đàm phán thể hiện sự hòa bình của các quốc gia châu Á về khả năng quản lý các cuộc xung đột, thì các nhà phê bình nghi ngờ liệu một bộ quy tắc ứng xử như vậy có thể tạo ra sự khác biệt nào khi mà Bắc Kinh ngày càng gia tăng khẳng định các yêu sách của họ trong vùng biển chiến lược.

RELATED ARTICLES

Tin mới