Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nội dung đáng chú ý liên quan vấn đề Biển...

Một số nội dung đáng chú ý liên quan vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 tổ chức tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), bên cạnh vấn đề về kinh tế, chính trị, an ninh và môi trường, Lãnh đạo các nước đã thể hiện quan điểm về tình hình tranh chấp Biển Đông hiện nay, với nhiều nội dung đang được dư luận khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm.

Quan điểm của Malaysia: “ASEAN nên cùng thống nhất đàm phán về Biển Đông với TQ”

Phát biểu với báo chí sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (22/6), Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah kêu gọi các nước ASEAN cùng nhau soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa. Ông Saifuddin nhấn mạnh quan điểm của Malaysia về việc không nên thảo luận riêng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền. Thay vào đó, thảo luận về việc lập COC tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok nên do cả khối ASEAN tiến hành với Trung Quốc. “Cuộc thương thảo về COC vào cuối năm nay phải được thực hiện bởi ASEAN với vai trò là một khối. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh vấn đề này vì đã có một, hai nước ASEAN cố thảo luận với tư cách cá nhân”, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết.

Quan điểm của Thái Lan: “ASEAN đã có bước tiến đáng kể trong đàm phán về dự thảo COC”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Busadee Santipitaks cho biếtNgoại trưởng các nước ASEAN đã thảo luận về các điều khoản còn chưa thống nhất tại cuộc họp ngày 22/6.“Bản dự thảo đang được thảo luận và đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc và dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay”, theo bà Busadee.Phát biểu được đưa ra giữa nhiều thắc mắc về tiến trình đàm phán COC. Bà Busadee khẳng định các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ quy tắc trên vẫn đang tiếp diễn. “Tuy nhiên, thực sự có nguy cơ rằng những diễn tiến trên biển đang vượt xa tiến độ của COC nên có thể khiến nó trở nên không thích hợp”, bà cảnh báo. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, phối hợp thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và bảo đảm lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Quan điểm của Singapore:

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng nhất trí cùng với phía Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác biển, phối hợp thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và bảo đảm lợi ích của cộng đồng quốc tế.Hai Thủ tướng đánh giá cao cuộc gặp đã giúp hai bên hiểu nhau hơn, nhất trí tinh thần hướng tới tương lai, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore trên tất cả các lĩnh vực. Với việc Viêt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa trao đổi, tham vấn và phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là giữ vững đoàn kết, đồng thuận và quan điểm của ASEAN vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê phán phát biểu ngày 31/5/2019 của Thủ tướng Lý Hiển Long phần liên quan đến Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1979-1980. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lịch sử đã chứng minh những nhận định của phía Singapore về vai trò của Việt Nam vào thời điểm đó là không đúng và việc nêu lại những định kiến này làm tổn thương sâu sắc tới Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm nghìn quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh xương máu để mang lại hòa bình, giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo và cả quá trình xây dựng đất nước đầy khó khăn, gian khổ sau này. Năm 2018, Singapore là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao ASEAN 33. Trong khuôn khổ hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhằm đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Quan điểm của Indonesia: “Nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, phối hợp thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả, bảo đảm lợi ích của cộng đồng quốc tế”

Trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác biển và nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung liên quan trong Chương trình hành động giai đoạn 2018-2023, trong đó có việc tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Indonesia cũng tiếp thu đề nghị của phía Việt Nam về việc xử lý thoả đáng vấn đề tàu cá, ngư dân của Việt Nam trên tinh thần hữu nghị, nhân đạo, theo luật pháp, thông lệ quốc tế. Indonesia cũng nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, phối hợp thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và bảo đảm lợi ích của cộng đồng quốc tế. Trước đó, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia đã cam kết tiếp tục hợp tác, chia sẻ lập trường, quan điểm với nhau và với các nước ASEAN để cùng giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy thực hiện DOC và sớm đạt COC thực chất, hiệu quả và toàn diện.

RELATED ARTICLES

Tin mới