Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐiểm tinTQ yêu cầu các địa danh đổi tên 'thuần TQ', loại bỏ...

TQ yêu cầu các địa danh đổi tên ‘thuần TQ’, loại bỏ yếu tố ‘ngoại lai’, dân phản ứng dữ dội

Cuộc cách mạng đổi tên các địa danh, địa điểm mà giới chức Trung Quốc phát động đang vấp phải làn sóng phản đối của không ít người dân.

Khách sạn quốc tế Vienna là một trong những địa điểm phải đổi tên nếu không muốn bị giới chức sờ gáy. (Ảnh: SCMP)

Đầu năm 2018, 6 cơ quan chính phủ Trung Quốc đồng loạt triển khai chiến dịch yêu cầu các chính quyền tỉnh, thành phố và các quận đổi tên tất cả các địa danh, địa điểm mang yếu tố ‘to lớn, nước ngoài, kỳ quái” trong tên của mình.

Hôm 21/6, Bộ Nội vụ Trung Quốc tái khẳng định họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến dịch này, nhắc nhở chính quyền các địa phương thực hiện chỉ đạo một cách thận trọng và phù hợp.

Theo chiến dịch, nhiều công trình, địa điểm của Trung Quốc, đặc biệt là các khách sạn hay chung cư cao tầng có chứa các từ như Manhattan, California hoặc Paris trong tên của họ sẽ phải đổi tên nếu không muốn bị trừng phạt.

Những cái tên chứa các từ như “thế giới”, “to lớn”, “quốc tế” cũng phải cải biên vì vi phạm yếu tố “to lớn”. Trong khi đó các địa danh sẽ bị liệt vào “kỳ quái” nếu tên của chúng là sự kết hợp chữ và số như “Tổ hợp No. 6” ở tỉnh Thiểm Tây.

Theo tờ Sanqin Metropolis Daily, tại thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, có ít nhất 98 dự án căn hộ, khách sạn, tháp văn phòng cần phải xóa bỏ các yếu tố vi phạm trong tên của mình.

Đối với một số người, kế hoạch này không mang lại bất cứ ý nghĩa nào mà chỉ phung phí thời gian và tiền bạc.

“Nếu các dự án buộc phải đổi tên thì tên trên giấy chứng nhận tài sản, giấy phép doanh nghiệp và đăng ký thuế thì sao? Có phải đổi cả không?”, Zhu Yun, một phụ nữ sống ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông thắc mắc.

“Chỉ là một sự lãng phí tiền bạc, năng lượng của người dân và không mang lại bất cứ điều gì cho văn hóa quốc gia cả”, Zhu Min cũng tới từ Quảng Đông chia sẻ. Anh này cho rằng cách làm hiện nay làm gợi nhắc tới cuộc Cách mạng văn hóa, thời kỳ đen tối trong lịch sử Trung Quốc .

“Vào thời điểm đó, một số lượng lớn tên phố, đường xá và cửa hàng buộc phải đổi tên bởi vì chúng chứa các yếu tố mang hơi hướng phong tục cũ và văn hóa cũ”, Zhu chia sẻ.

Bất chấp phản ứng kịch liệt từ dư luận, Bộ Nội vụ Trung Quốc khẳng định kế hoạch này là một biện pháp quan trọng để loại bỏ các vi phạm tới giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, làm tổn hại niềm tin quốc gia.

“Các quy định và hướng dẫn liên quan của chiến dịch cần được tuân thủ nghiêm ngặt để ngăn chặn việc mở rộng chiến dịch một cách tùy tiện”, Bộ này nhấn mạnh trong thông báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới