Một số lãnh đạo nhà thờ của Philippines đã tham gia vào cuộc phản đối ngày càng tăng đối với đề xuất điều tra chung giữa Philippines và Trung Quốc về vụ chìm tàu đánh cá ở Biển Đông, theo UCA News.
Vào ngày 9/6, một chiếc tàu đánh cá của Philippines đã đắm gần gần rạn san hô Bãi Cỏ Rong (Reef Bank), một khu vực tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị một tàu cá Trung Quốc đâm trúng trong lúc đang neo đậu.
Qua lời kể, tàu Trung Quốc được cho là đã bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trên chiếc thuyền đang chìm dần. Một tàu đánh cá Việt Nam sau đó đã giải cứu toàn bộ các ngư dân và chuyển họ đến một tàu Philippines khác.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 12/6 đã lên tiếng chỉ trích hành vi “hèn nhát” của tàu Trung Quốc và cảm ơn tàu Việt Nam đã cứu giúp các ngư dân Philippines.
Ngày 21/6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tuyên bố không chấp nhận lời đề nghị “điều tra chung” của Trung Quốc. Ngay ngày hôm sau, dinh tổng thống đảo ngược phát biểu của ngoại trưởng, tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đồng ý điều tra chung với Trung Quốc về vụ việc
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
“Phải tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, vô tư và độc lập”, Đức cha Ruperto Santos ở Balanga nói.
Giám mục phụ tá Broderick Pabillo ở Manila nói rằng Philippines không chỉ nên thực hiện một cuộc điều tra trung thực mà còn “nên phản đối Trung Quốc”.
“Chúng ta không nên từ bỏ chủ quyền của chính mình. Việc bỏ rơi những ngư dân không may mắn đã là một trường hợp nghiêm trọng”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ phe đối lập cho biết một cuộc điều tra chung có thể vi phạm Bộ luật Thủy sản của đất nước, trong đó quy định chính phủ phải bảo vệ sự an toàn của nguồn lợi thủy sản của đất nước.
“Một phần cũng của nhiệm vụ của chính phủ là giải quyết sự xâm nhập bất hợp pháp của nước ngoài vào vùng biển của chúng ta”, Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan cho biết trong một tuyên bố.
Thượng nghị sĩ nói rằng “sẽ không bao giờ có một cuộc điều tra công bằng giữa một người bị áp bức và người kia là kẻ áp bức, khi một người là nạn nhân và người kia là hung thủ.”