Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCông nhân TQ ‘lao đao’ với nỗi lo thất nghiệp giữa thương...

Công nhân TQ ‘lao đao’ với nỗi lo thất nghiệp giữa thương chiến Mỹ-Trung

Các nhà máy Trung Quốc sản xuất hàng xuất khẩu phải giảm lao động và cắt thời gian làm thêm, khiến cho thu nhập của người công nhân ngày càng eo hẹp.

Vào một buổi chiều thứ Tư bình thường, công nhân nhập cư độ tuổi 20, Li Zhong, chọn mua chiếc áo sơ mi giá 79 Nhân dân tệ (11,5 USD), với hy vọng gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn công nhân đứng dây chuyền sản xuất tại một nhà máy do Hong Kong đầu tư.

“Tôi nghĩ rằng tôi trông sáng sủa hơn và sẽ tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Đây là một nhà máy lớn được đầu tư từ bên ngoài với các lợi ích tốt cũng như bảo hiểm xã hội và chi phí nhà ở thích hợp. Tôi nghe nói tiền lương hàng tháng có thể là 4.500 Nhân dân tệ (655 USD) trở lên và số giờ làm thêm ổn định hai đến ba giờ một ngày. Bây giờ, không dễ để tìm được một công việc ở nhà máy với điều kiện như vậy.”

Tình hình của Li cũng giống như nhiều người lao động nhập cư khác ở Đông Quan, khi điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc đang xấu đi do cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Phúc lợi cho những người lao động như Li là điều gây lo ngại cho các nhà chức trách Trung Quốc. Nguy cơ thất nghiệp hàng loạt là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh khi có những dấu hiệu căng thẳng ở thị trường việc làm, những nơi và khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.

Dữ liệu thất nghiệp chính thức của Trung Quốc vẽ nên một bức tranh việc làm ổn định, nhưng nó thường không tính đến lao động nhập cư.

Việc làm ít hơn và lương thấp đi trong lĩnh vực sản xuất có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn dựa vào tiêu dùng nội địa của Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế, vì mức thu nhập bị “cắt xén” của 280 triệu lao động nhập cư có thể hạn chế sức chi tiêu của họ.

Theo SCMP, cảm quan cho thấy các ngành công nghiệp xuất khẩu Trung Quốc tạo ra ít việc làm hơn, một xu hướng đáng lo ngại khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao có nguy cơ làm tăng bất ổn xã hội.

Các chỉ số của Trung Quốc cho thấy các nhà quản lý nhà máy bi quan về đơn hàng xuất khẩu cả năm và điều này cũng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại. Mức thu nhập thực tế và tâm trạng chung của người lao động về điều kiện làm việc cung cấp một chỉ số quan trọng khác cho sức khỏe của nền kinh tế khu vực và quốc gia.

Bức tranh ngày càng tồi tệ hơn đối với công việc tại nhà máy, người lao động Trung Quốc ngày càng tìm kiếm việc làm tại những công ty lớn hơn với lời hứa về sự ổn định công việc, trái ngược với những năm bùng nổ xuất khẩu khi người lao động thích những công việc ngắn hạn, linh hoạt cho phép họ theo đuổi mức lương tốt nhất và điều kiện việc làm tốt nhất.

Cong nhan Trung Quoc ‘lao dao’ voi noi lo that nghiep giua thuong chien My-Trung hinh anh 2

 Các cửa hàng và doanh nghiệp xung quanh nhà máy Yue Yuan, Đông Quan đang gặp khó khăn. (Ảnh: SCMP)

Đến 3 giờ chiều, Li đã cùng hàng chục công nhân nhập cư trẻ tuổi khác xếp hàng để phỏng vấn. Cuộc chiến thương mại đã khiến lương của họ không tăng thậm chí giảm do các nhà máy đã cắt giảm thời gian làm thêm hoặc thậm chí tạm ngừng sản xuất vào một số ngày nhất định do đơn hàng giảm.

“Người Mỹ rất xấu xa và muốn giết chết nền xuất khẩu và nền kinh tế của chúng tôi! Các đơn đặt hàng của các nhà máy của chúng tôi đang giảm dần và tiền lương làm thêm của chúng tôi cũng vậy”, một người lao động giấu tên đã làm việc trong các nhà máy ở Đông Quan trong 10 năm nói.

“Ví dụ, một công nhân nhà máy giày ở độ tuổi 30 hoặc 40 có thể kiếm được khoảng 3.600 Nhân dân tệ (524 USD) mỗi tháng vào năm ngoái, nhưng giờ chỉ còn khoảng 3.300 Nhân dân tệ (480 USD). Một công nhân nhà máy điện tử ở độ tuổi 20 có thể kiếm tới 6.000 hoặc 7.000 Nhân dân tệ, nhưng giờ chỉ còn khoảng 4.000 Nhân dân tệ vì bị cắt giảm lương làm thêm giờ.”

Anh này cũng tham gia cùng Li trong cuộc săn tìm công việc mới sau nghi nghỉ việc tại Lens Tech, một nhà sản xuất kính được sử dụng làm vỏ điện thoại thông minh cho các công ty bao gồm Huawei. Vào giữa năm ngoái, anh kiếm được tới 7.000 Nhân dân tệ mỗi tháng, bao gồm 2.130 Nhân dân tệ tiền lương cơ bản, cũng như tới 3.800 Nhân dân tệ làm thêm giờ. “Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhà máy không còn cho công nhân làm thêm giờ và tôi đã không có nhiều tiền. Thế là tôi nghỉ việc”, anh nói. “Tôi nghĩ rằng tôi có thể nhanh chóng tìm được một công việc khác với cùng mức lương, nhưng vài tháng trôi qua và mọi thứ đã thay đổi.”

 Nhiều công nhân chỉ muốn làm việc cho các công ty nước ngoài, vì nó thường có nghĩa là mức lương ổn định hàng tháng từ 4.000 Nhân dân tệ (582 USD) đến 5.000 Nhân dân tệ và điều kiện làm việc tốt, theo một nữ công nhân ở độ tuổi 20, được gọi là Ah Juan. “Năm ngoái, chúng tôi đã nói rằng một công việc tốt là ít nhất 5.000 hoặc thậm chí 6.000 Nhân dân tệ mỗi tháng, mặc dù đòi hỏi phải làm thêm giờ rất nhiều. Nhưng bây giờ, rất ít công nhân dây chuyền sản xuất có thể kiếm được một công việc với thu nhập 5.000 Nhân dân tệ, chứ đừng nói đến 5.500 hoặc cao hơn”.

“Làm việc cho một nhà máy lớn của nước ngoài có nghĩa là nếu một ngày bạn bị sa thải, bạn sẽ nhận được một khoản bồi thường tốt” – cô nói thêm. Các nhà máy đang ngày càng phụ thuộc vào công nhân thời vụ hoặc lao động qua môi giới, những người đến từ các cơ quan lao động và không có hợp đồng với chính nhà máy, theo một công nhân khác cho biết.

Điều này cho phép các nhà máy linh hoạt hơn, khi những người mua hàng ở nước ngoài giờ chỉ đặt hàng ngắn hạn vì lo ngại về lao động và chi phí nguyên liệu tăng vọt, theo ông Peng Peng, đến từ một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ ở phía Nam Quảng Đông. “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến đơn hàng xuất khẩu giảm và các công ty đang tìm kiếm nơi sản xuất thay thế chi phí thấp hơn bên ngoài Trung Quốc” – ông nói.

Cong nhan Trung Quoc ‘lao dao’ voi noi lo that nghiep giua thuong chien My-Trung hinh anh 3

 Nhà máy Yue Yuan giống như đã bị bỏ hoang. (Ảnh: SCMP)

Hoạt động tại Hội chợ Canton, hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc, đã gây thất vọng trong năm nay, theo SCMP. Tại phiên mùa Xuân vào tháng 4, các đơn đặt hàng xuất khẩu tổng cộng chỉ khoảng 199,52 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD), giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,9% so với hội chợ trước đó vào tháng 11. “Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, nền kinh tế địa phương đã hoạt động tốt vào đầu năm nay, chúng ta cần chờ xem dữ liệu thêm vào giữa năm nay” – Peng nói.

Dữ liệu chính thức cho thấy phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Đông tăng 6,6% trong quý đầu tiên của năm 2019, trong khi tăng trưởng ở Đông Quan tăng 7%. Sản lượng gia tăng có giá trị của các công ty vốn đầu tư Hong Kong, Macau và Đài Loan ở Đông Quan, đạt 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,7 tỷ USD) trong quý đầu tiên, tăng 0,3%, trong khi sản lượng gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài ở Đông Quan là 13,6 tỷ nhân dân tệ (2 tỷ USD), giảm 4,1%.

Tại thị trấn Gaobu, Yue Yuan – nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, chuyên gia công các sản phẩm cho các hãng nổi tiếng như Nike, Adidas, Reebok, Asics, New Balance và Puma – từng sử dụng hơn 100.000 công nhân.

Khu phức hợp sản xuất rộng 1,4 triệu mét vuông của họ ở Đông Quan, nơi từng rất nhộn nhịp với những người lao động nhập cư trẻ tuổi ra vào hàng ngày hiện đang bị bỏ hoang, cũng như một số lượng lớn các cửa hàng gần đó, sau khi Yue Yuan cắt giảm lực lượng lao động của mình xuống chỉ còn 10.000, di dời một số cơ sở sản xuất đến Đông Nam Á từ năm 2016.

RELATED ARTICLES

Tin mới