Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaPhilippines - Indonesia đạt thỏa thuận phân định vùng đặc quyền kinh...

Philippines – Indonesia đạt thỏa thuận phân định vùng đặc quyền kinh tế

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhất trí hai nước sớm thông qua Thỏa thuận phận định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên biển.

Vùng biển Sulu, Celebes và biển Philippines nằm giữa Indonesia và Philippines

Theo thông tin trên, Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa chính phủ Philippines và Indonesia đã hoàn thành và sẽ được thực thi trong năm nay; đồng thời khẳng định Hiệp định trên sẽ cung cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý trong phân định ranh giới EEZ giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn ở lĩnh vực hàng hải giữa hai bên, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của cả hai quốc gia cũng như khu vực; nhấn mạnh văn bản này giúp chấm dứt tình trạng chồng lấn EEZ giữa hai nước.

Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), EEZ là vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các nước ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển.

Được biết, Philippines và Indonesia nhất có EEZ chồng lấn trên biển Sulu và Celebes, cũng như ở khu vực phía Nam biển Philippines thuộc Thái Bình Dương. Việc Indonessia và Philippines gần đây kết thúc quá trình đàm phán về ranh giới biển là một bước phát triển có ý nghĩa đối với 2 quốc gia thành viên ASEAN. Việc đàm phán giữa 2 nước bắt đầu vào tháng 6/1994 và bị ngưng trệ cho đến năm 2003. Đến tháng 12/2003, hai nước tái khởi động lại việc đàm phán ranh giới biển. Giới chuyên gia nhận định, đàm phán với Philippines thực sự có ý nghĩa do  cả Indonesia và Philippines đều là 2 quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới và là những người khỏi xướng chế định pháp lý về quốc gia quần đảo và cũng là thành viên Công ước Luật biển 1982. Tuy nhiên, một di sản lịch sử Philippines thừa hưởng đó là đường ranh giới hình chữ nhật theo Hiệp ước Paris 1898 kết thúc cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha đã để lại những đường ranh giới biển không rõ ràng giữa Manila với các quốc gia láng giềng. Trong khi đó, Indonesia lập luận rằng đường ranh giới hình chữ nhật theo Hiệp ước 1898 không phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 mà cả Indonesia và Philippines đều là thành viên.

Đây là một vấn đề phức tạp cho cả 2 nước do Indonesia phủ nhận yêu sách của Philippines. Dù các đồng nghiệp Philippines của chúng tôi hiểu rõ các lý do mà chúng tôi không đồng ý, nhưng họ đã chịu áp lực nội bộ rất nhiều về việc làm sao phải giữ Hiệp định trên bàn đàm phán. Cuối cùng, Philippines cũng đã phải điều chỉnh quan điểm của mình theo Công ước Luật biển 1982, do đó, đã mở đường cho việc kết thúc đàm phán phân định ranh giới biển. Việc Philippines điều chỉnh quan điểm của mình theo Công ước Luật Biển 1982 cần được nhìn nhận như là một thực tiễn quốc tế đáng hoan nghênh trong luật pháp quốc tế.

Đáng chú ý, giới chuyên gia cho rằng việc Indonesia và Philippines nhất trí tiến hành đàm phán và tiến tới phân định ranh giới EEZ cho thấy: (1) Luật pháp hiện hành đóng vai trò chi phối trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới biển là Công ước Luật biển năm 1982. Nếu đường ranh giới hình chữ nhật theo bản đồ của Hiệp ước có cả trăm năm tuổi đã phải điều chỉnh theo Công ước Luật biển 1982 thì việc điều chỉnh theo Công ước Luật biển 1982 một bản đồ “đường chín đoạn” vốn mới chỉ được tạo ra giữa những năm 1940 cũng sẽ là một việc không có vấn đề gì đáng kể. Cho dù có sự khác biệt về hình dạng của đường ranh giới hình chữ nhật theo Hiệp ước Paris mà Philippines trước đó sử dụng đối với Indonesia và “đường 9 đoạn” mà hiện Trung Quốc đang sử dụng làm căn cứ yêu sách vùng biển trong khu vực Biển Đông, song chúng đều có một điểm tương đồng: cả hai đường ranh giới này là sự thể hiện các yêu sách đơn phương không dựa trên luật pháp quốc tế. Đường ranh giới biển đầu tiên giữa Indonesia và Philippines biểu hiện sự xuất hiện một thực tiễn quốc tế mà ở đó, đối với các yêu sách về ranh giới biển, một tuyên bố đơn phương theo bản đồ cuối cùng cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành vốn đóng vai trò chi phối vấn đề này. (2) Các quốc gia có yêu sách không cần nhìn xa mới thấy các quốc gia khác trong khu vực có thể hợp tác với nhau như thế nào vì một lợi ích lớn hơn đối với các vùng biển rộng lớn mà không có đường ranh giới biển. Lợi ích lớn hơn của CTI là vấn đề bảo vệ môi trường, trong eo biển Malacca đó là vấn đề an ninh hàng hải. Đó là lợi ích chung được thúc đẩy và bảo vệ bởi các quốc gia cho dù không có các đường ranh giới biển. Đây là những thực tiễn quốc tế hết sức cụ thể và tuyệt vời ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là những ví dụ rõ ràng rằng chúng ta cũng có truyền thống luật pháp quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Do vậy, những leo thang gần đây đối với các yêu sách chồng lấn trong khu vực Biển Đông không phải là tiêu chuẩn của khu vực. Đó là một sự dị thường đối với thực tiễn quốc tế trong khu vực và cần phải được điều chỉnh. Vì vậy, tất cả các quốc gia yêu sách ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc, mang sứ mạng chính trị, đạo đức và trách nhiệm quốc tế trong việc tạo dựng hòa bình và ổn định trong khu vực và có thể cùng nhau hợp tác một cách hòa bình. Châu Á cũng có thể là một điển hình của thế giới trong việc ngăn ngừa và quản lý xung đột bất kể có tồn tại các đường ranh giới hay không. Điều này có thể đạt được thông qua việc đặt lợi ích chung lớn hơn và tài sản chung là hòa bình và ổn định lên trên và thu hẹp quan điểm quốc gia.

RELATED ARTICLES

Tin mới