Monday, December 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThượng viện Mỹ chính thức thông qua ngân sách quốc phòng 750...

Thượng viện Mỹ chính thức thông qua ngân sách quốc phòng 750 tỷ USD để đối phó với mối đe dọa từ TQ

Thượng viện Mỹ (27/6) chính thức thông qua Dự luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với tổng ngân sách lên tới 750 tỷ USD nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và Nga.

Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng khủng

Với 86 phiếu thuận và 8 phiếu phản đối, Thượng viện Mỹ (27/6) chính thức thông qua Dự luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với tổng ngân sách lên tới 750 tỷ USD. Dự luật NDAA dài 973 trang, gồm nhiều điều khoản như tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên, yêu cầu Bộ Quốc phòng báo cáo chi tiết về việc ngăn chặn tình trạng chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc và Nga cũng như báo cáo về hoạt động tại Bắc Cực. Ngoài ra, Dự luật này cũng yêu cầu lập một danh sách các viện nghiên cứu và công ty Trung Quốc có dính líu tới quân đội Trung Quốc, xem đây là cơ sở để xét duyệt cấp thị thực cho các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Trong tổng số 750 tỷ USD chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2020, trong đó có gói ngân sách cơ bản 642,5 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng và 23,3 tỷ USD cho các chương trình an ninh quốc gia của Bộ Năng lượng. Dự luật cũng cấp 75,9 tỷ USD cho quỹ hoạt động dự phòng tại hải ngoại – một khoản chi tiêu không thuộc giới hạn ngân sách. Với việc thúc đẩy chính phủ Trump, dự luật của Thượng viện cũng bao gồm yêu cầu của Tòa Bạch Ốc về khoản 3,6 tỷ USD để “bù đắp” cho việc chính phủ đã chuyển khoản ngân sách xây dựng quân đội sang chi tiêu cho bảo đảm an ninh biên giới Mỹ – Mexico theo tuyên bố khẩn cấp an ninh quốc gia của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, dự luật không bao gồm yêu cầu của chính phủ cho khoản 3,6 tỷ USD bổ sung cho xây tường biên giới. Dự luật cũng đưa ra các biện pháp nâng cao đời sống của quân nhân như tăng 3,1% lương cho binh lính bắt đầu từ tháng 1/2020. Nếu được thực thi, đây sẽ là lần tăng lương cho quân nhân Mỹ hàng năm lớn nhất trong một thập kỷ qua. Dư luật cho phép chi 300 triệu USD nâng cấp nhà ở quân đội, giải quyết các báo cáo cho thấy điều kiện sống không đạt tiêu chuẩn tại các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới. Dự luật cũng cho phép Bộ Quốc phòng tăng thêm khoảng 6.200 quân nhân trong năm tới. Trong đó bao gồm khoảng 2.500 lính bổ sung cho Hải quân, 2.000 lính cho Bộ binh và 1.700 lính cho Không quân và 100 lính cho Thủy quân lục chiến.

Đáng chú ý, trong một động thái bất thường, thượng viện sẽ có một cuộc bỏ phiếu riêng trong ngày 28/6 về việc sửa đổi một điều khoản trong dự luật nhằm ngăn cản Tổng thống Donald Trump phát động tấn công Iran mà không được sự chấp thuận từ Quốc hội. Tuy nhiên, điều khoản sửa đổi này khó có thể đạt được 60 phiếu cần thiết để được thông qua tại thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Hạ viện Mỹ cũng sẽ bỏ phiếu dự luật NDAA 2020 của riêng mình vào tháng tới. Hai phiên bản dự luật này sau đó sẽ được thượng viện và hạ viện Mỹ thảo luận, thống nhất trước khi trình Tổng thống Trump ký thành luật. Được biết, Dự luật của Hạ viện có một số khác biệt đáng chú ý với dự luật của Thượng viện như tổng ngân sách quốc phòng giảm 17 tỷ USD, chỉ là 733 tỷ USD. Dự luật của Hạ viện cấm triển khai đầu đạn hạt nhân công suất thấp phóng từ tàu ngầm và cấm sử dụng tiền của Bộ Quốc phòng vào xây tường biên giới. Ngoài ra, Hạ viện Dân chủ cũng dự kiến thông qua các sửa đổi về việc bảo vệ người chuyển giới tham gia quân đội và ngăn chặn dùng tiền ngân sách quốc phòng vào hoạt động quân sự chống Iran.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump (9/12/2018) đã đồng ý phê chuẩn kế hoạch và đệ trình lên quốc hội phê duyệt yêu cầu chi 750 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng vào năm 2019. Ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2019 sẽ tăng hơn 34 tỷ USD so với 716 tỷ USD của năm 2018 và tăng hơn 130 tỷ USD so với chi tiêu quân  sự năm 2017 là 620 tỷ USD. Được biết, ngân sách quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp tăng mạnh lên đến đỉnh điểm vào năm 2019. Trong nhiệm kỳ trước của cựu Tổng thống Barack Obama, ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm kỷ lục, có thời điểm chỉ còn hơn 500 tỷ USD. Theo giới chức lãnh đạo Quốc phòng Mỹ, sở dĩ ngân sách quốc phòng nước này tăng cao kỷ lục là do Lầu Năm Góc sẽ tăng lương cho quân đội, với mức tăng cao nhất trong 9 năm qua (khoản chi cho tăng lương quân nhân cao hơn trước tới 2,6%). Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ phải giành một khoản lớn để đầu tư ban đầu cho việc thành lập lực lượng Không gian-Vũ trụ, Quân chủng thứ 6 trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Dư luận Mỹ ủng hộ NDAA

Phát biểu về dự luật tại Thượng viện, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell nhấn mạnh: “Không quá khi nói về tầm quan trọng của luật này đối với sứ mệnh tiếp tục của nam, nữ quân nhân của đất nước chúng ta. NDAA nhắm mục tiêu đồng thời vừa định hướng hiện đại hóa lực lượng tình nguyện của chúng ta, vừa là chủ trương cung cấp cho việc khôi phục tính sẵn sàng và duy trì quân nhân Mỹ được trang bị các khí tài sát thương tiên tiến nhất, vừa là hứa hẹn về dịch vụ hỗ trợ quan trọng cho các gia đình quân nhân và là tuyên bố cho cả những đồng minh và kẻ thù của chúng ta về quyết tâm chiến lược của Mỹ.”

Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Jim Inhofe cho rằng dự luật này là sự tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm “tái xây dựng” quân đội Mỹ và chống lại các mối đe dọa khắp nơi trên thế giới. Khi giới thiệu dự luật ra Thượng viện, ông Inhofe cho biết: “Thế giới bây giờ bất ổn và nguy hiểm hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời tôi. Chiến lược Quốc phòng đã chỉ rõ cho chúng ta thấy: cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga; các mối đe dọa tiếp diễn từ các quốc gia xảo trá như Iran và Bắc Hàn, và các tổ chức khủng bố; công nghệ mới và các khu vực chiến tranh mới trên không gian vũ trụ và không gian mạng; chưa kẻ tới những năm thiếu hụt ngân sách dưới chính quyền trước”. Cùng quan điểm trên, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jack Reed cho rằng: “Đây là một dự luật rất tốt. Nó đã được ủy ban của chúng tôi không qua với tỷ lệ 25/2, một cuộc bỏ phiếu có được sự ủng hộ hoàn toàn của lưỡng đảng. Dự luật bao gồm nhiều ủy quyền cần thiết, các ủy quyền về tài chính, và các cải cách sẽ giúp được các nam, nữ quân nhân của quân đội Mỹ”.

NDAA là một trong số ít các đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua hằng năm. Nó đã trở thành phương tiện cho một loạt biện pháp chính sách cũng như xác định mọi thứ từ việc dành bao nhiêu tiền để mua máy bay, đóng mới tàu chiến, sẽ mất bao nhiêu tiền để hiện đại hóa chúng, tiếp tục sử dụng hay loại biên…

Phản ứng của Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (28/6) cho biết, Trung Quốc đã trao công hàm phản đối Mỹ về vấn đề này. Người phát ngôn trên hối thúc phía Mỹ không luật hóa dự luật trên để tránh làm tổn hại quan hệ song phương. Theo ông Cảnh Sảng, phía Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc thông qua các dự luật liên quan của Thượng viện Mỹ có nội dung tiêu cực liên quan đến Trung Quốc. Một khi các dự luật nói trên được hình thành thành luật, chúng sẽ gây tổn hại đến quan hệ Trung-Mỹ và nó sẽ phá hủy hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng. Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và quan niệm lỗi thời, nhìn nhận một cách khách quan và hợp lý về sự phát triển của Trung Quốc, nắm bắt xu hướng chung của quan hệ Trung-Mỹ và không được để các dự luật có nội dung tiêu cực gây ảnh hưởng đến xu thế hợp tác, phát triển trong quan hệ Trung – Mỹ.

Mỹ luôn là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới

Theo thống kê không chính thức của giới truyền thông, Mỹ liên tục trong nhiều năm là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, cụ thể: (1) Mỹ chiếm một khoản kinh phí đáng kinh ngạc trên thế giới, lên đến 39% chi phí quân sự toàn cầu, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ được chia thành 5 binh chủng: bộ binh, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển. Bốn đơn vị đầu tiên đều trực thuộc Bộ Quốc phòng trong khi lực lượng Cảnh sát biển thuộc biên chế của Bộ An ninh nội địa. Cảnh sát biển có thể được chuyển giao cho Hải quân trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hiện đang có 1,43 triệu quân nhân chính qui phục vụ trong quân đội Mĩ và hơn 851.000 quân nhân dự bị. (2) Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hiện chiếm 9,5% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương ứng với 2% của tổng sản phẩm nội địa. Có tên gọi chính thức là quân đội giải phóng nhân dân, hay PLA. Có 5 binh chủng được cơ cấu trong quân đội của Trung Quốc, đó là lực lượng mặt đất của PLA, Hải quân PLA, không quân PLA, quân đoàn pháo binh thứ 2 để xử lý các tên lửa chiến lược và lực lượng quân dự bị của PLA. Hiện số quân nhân chính quy phục vụ trong PLA là 2.285.000 người tương đương 0,59% dân số, và hơn 800.000 quân nhân dự bị. (3) Nga chiếm 5,2% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang được thành lập năm 1992 sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Các binh chủng trong quân đội Nga bao gồm bộ binh, hải quân Nga và không quân Nga, lực lượng quốc phòng hàng không vũ trụ Nga, lực lượng lính dù Nga và lực lượng tên lửa chiến lược. Hiện quân đội Nga đang có 1,4 triệu quân nhân chính quy và hơn 2.035.000 quân nhân dự bị. Nga cũng là 1 nước xuất khẩu vũ khí lớn sang các quốc gia khác. (4) Vương quốc Anh chiếm 3,5% chi tiêu quân sự thế giới, tương ứng với 2,5% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Lực lượng vũ trang của nước này có tên gọi là lực lượng vũ trang của Nữ Hoàng. Có 3 quân chủng hoạt động chính qui trong quân đội của Anh Quốc, đó là quân đội Anh, quân chủng Hải quân và không quân Hoàng gia. Mặc dù tổng chỉ huy của quân đội Hoàng gia thường là người đứng đầu của Hoàng gia, được bầu ra với sự đồng thuận của quốc hội Anh, thủ tướng của nước này cũng là người có quyền sử dụng các lực lượng vũ trang. (5) Nhật Bản chiếm 3,4% chi tiêu của quân sự thế giới, tương đương với 1% tổng sản phẩm nội địa của quốc gia này. Được gọi là lực lượng phòng vệ Nhật Bản, được thành lập kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Lực lượng vũ trang của Nhật Bản được chia thành các binh chủng: Lực lượng phòng vệ mặt đất, lực lượng phòng vệ hàng hải và lực lượng phòng vệ trên không. Trước kia lực lượng này được thành lập nhằm tập trung đối phó với các mối đe dọa trong chiến tranh lạnh từ Liên Xô, nhưng nay nó đã chuyển trọng tâm sang Trung Quốc, do đang có tranh chấp về chủ quyền của các quần đảo Senkaku giữa 2 nước. Gần đây Nhật Bản cũng tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. (6) Cộng hòa Pháp chiếm 3,4% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 2,3% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Pháp được chia thành các binh chủng Armee de Terre (bộ binh), Marine Nationale (hải quân), Armee de l’Air (không quân) và Gendamerie Nationale (đội hiến binh quốc gia). Hiện đang có 230.000 quân nhân phục vụ trong quân đội Pháp. Đồng thời cũng có 97.613 quân nhân dự bị cho cả 3 lực lượng chính và 98.155 quân nhân dự bị cho lực lượng hiến binh. (7) Ả rập Saudi chiếm 3,2% các chi tiêu quân sự trên thế giới hàng năm, tương đương với 8,9% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành các đơn vị: Quân đội Ả rập Saudi, không quân Hoàng gia Ả rập Saudi, hải quân Hoàng gia Ả rập Saudi, phòng không Hoàng gia Ả rập Saudi, vệ binh quốc gia Ả rập Saudi và lực lượng bán quân sự. Hiện đất nước này có hơn 200.000 quân nhân đang phục vụ. Ngoài ra quân đội của quốc giá dầu lửa này cũng có 1 hệ thống dịch vụ cảnh báo thông minh là Al Mukhabarat AI A’ amah. Đồng thời cũng có 1 lực lượng tên lửa và lực lượng phản ứng nhanh. (8) Ấn Độ cũng chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 2,5% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành quận đội, hải quân và không quân. Lực lượng bảo vệ bờ biển, lực lượng Assam Rifles (lực lượng bán quân sự, dân quân tự vệ) và lực lượng biên phòng. Ngoài ra còn có các tổ chức liên quan như các chỉ huy lực lượng chiến lược. Đất nước Nam Á này cũng là nơi nhập khẩu số lượng vũ khí nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu là vũ khí từ các nước như Israel, Nga, Pháp, Mỹ. (9) Đức chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 1,4% tổng sản phẩm quốc nội. Biệt danh của quân đội Đức là Bundeswehr, lực lượng vũ trang của đất nước này được coi là một trong những quân đội được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới. Hiện có tổng cộng 185.000 quân nhân được chia thành các nhóm Heer (quân đội trên bộ), Hải quân, Luftwaffe (không quân), Streitkraftebasis (các lực lượng hỗ trợ), và Zentraler Sanitatsdienst (trung tâm y tế) cũng có đến 144.000 người phục vụ.

RELATED ARTICLES

Tin mới