Friday, September 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 05/07/2019

Bản tin Biển Đông ngày 05/07/2019

Bản tin Biển Đông ngày 05/07/2019.

Trung Quốc đang gây thiệt hại đến các rạn san hô ở Biển Đông

Mạng Strait Times ngày 3/7 cho biết, các chuyên gia hàng hải cho biết “các đội tàu đánh cá khổng lồ và các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây ra thiệt hại ít nhất 33 tỷ peso (880 triệu đô la Singapore) mỗi năm cho hệ sinh thái trên biển của Philippines”.Tiến sĩ Deo Florence Onda thuộc Viện nghiên cứu hàng hải của Đại học Philippines tiết lộ rằnggiá trị được ước tính này bao gồm tất cả các dịch vụ Philippines nhận được từ các rạn san hô, như điều hòa khí hậu và lợi ích từ hệ sinh thái.

Tiến sĩ Onda và 73 nhà sinh vật học và chuyên gia biển khác đã thực hiện chuyến thám hiểm hai tuần tới Biển Đông vào tháng 4 để kiểm tra hệ sinh thái biển ở vùng vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tiến sĩ Onda cho biết nhóm của ông đã đánh giá giá trị sử dụng cơ bản các rạn san hô này là 479,016 $ Singapore/ ha cho các rạn san hô bị hư hại. Hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 1.850 ha các rạn san hô bị hư hại xung quanh đảo Thị Tứ và các nơi khác trong quần đảo Trường Sa ở nửa phía nam của Biển Đông.

Chuyên gia Jay Batongbacal cho biết ước tính hiện tại chưa bao gồm các khu vực không thể nhìn thấy từ các vệ tinh.Trung Quốc không phải là những kẻ duy nhất gây hại cho vùng biển này nhưng việc Trung Quốc thu hoạch sò tai tượng, san hô và cải tạo, xây dựng các đảo ở Trường Sa gây ra nhiều tác hại nhất. Trung Quốc đã nạo vét một lượng lớn cát và rạn san hô để phục vụ việc cải tạo thêm 1.300 ha vào 7 hòn đảo do Trung Quốc yêu sách ở khu vực này.

Giáo sư Batongbacal nói thêm rằng“Nếu Philippines không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc thì Trung Quốc có thể sẽ rút hết tài nguyên biển chỉ trong vài năm nữa. Tại bãi cạn Scarborough, Trung Quốc thậm chí còn tự mình phá hủy các rạn san hô. Nếu điều này tiếp diễn, bãi cạn sẽ bị xóa sổ hoàn toàn sau 5 năm nữa.Chính sách của chính phủ về đánh bắt cá ở vùng biển Philippines đã trở nên “mơ hồ” khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cố gắng kiềm chế nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ Trung Quốc để củng cố chương trình nghị sự kinh tế và chính trị của ông.

Philippines xác minh vụ thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ở Biển Đông

Mạng CNN Philippines ngày 5/7 đưa tin, Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon ngày 4/7 cho biết chính phủ hiện đang xác minh vụ thử tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quôc đã tiến hành ở Biển Đông.

Trước đó, ngày 3/7, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tuyên bố một cuộc điều tra sẽ sớm được đưa ra “chúng tôi không nắm rõ thông tin về vụ phóng tên lửa này. Chúng tôi sẽ điều tra riêng và sẽ ra quyết định sau”.

Ngày 2/7, Lầu Năm Góc cũng đã bày tỏ quan ngại về vụ thử nghiệm nói trên, đồng thời khẳng định “đây rõ ràng là một hành động dọa nạt những quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và đi ngược lại cam kết của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom của Trung Quốc – có thể kiểm soát có toàn bộ Philippines

Ngày 4/7, mạng GMA Network đưa tin, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom được phóng từ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm đóng đã được trang bị hệ thống tên lửa và có thể kiểm soát được toàn bộ Philippines mà cả các nước lân cận.

Theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á cho biết máy bay từ các đảo Chữ Thập, Su Bi, vành Khăn có thể tiếp cận đến Brunei, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thậm chí là đến tận Đài Loan và Biển Java.

Tên lửa đạn đạo chống hạm được phóng từ một đảo nhận tạo gần Philippines nhất có thể bao phủ toàn bộ khu vực đảo Palawan và một phần của biển Sulu và thậm chí cả Malaysia. Loại tên lửa này đã được Trung Quốc thử nghiệm vài ngày trước. Tên lửa đất đối không từ ba đảo đá khác sẽ chỉ còn một khoảng cách nhỏ nữa là tiếp cận được với khu vực đảo Palawan.

Chuyên gia an ninh hàng hải Jay Batongbacal cho biết “các vụ thử tên lửa gần đây cho thấy ý định của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, bao gồm cả những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Điều này về cơ bản chỉ chứng minh rằng các tên lửa đã được sử dụng cho mục đích đó. Phạm vi tiếp cận của các tên lửa này không còn là vấn đề với Trung Quốc. chỉ là họ chỉ đang tránh một số khu vực nhất định nhưng rõ ràng những khu vực khác nằm trong tầm tay của họ.

Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines cho biết họ vẫn chưa theo dõi bất kỳ vụ thử tên lửa nào ở Biển Tây Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới