Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nhận định về “thỏa thuận miệng” giữa Tổng thống Philippines...

Một số nhận định về “thỏa thuận miệng” giữa Tổng thống Philippines Duterte với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình liên quan hoạt động đánh bắt cá

Trong cuộc họp báo hôm 3/7, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo còn nói rằng Tổng thống nước này Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một “thỏa thuận miệng” để cho phép tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển Philippines. Thông tin trên đang được dư luận tại Philippines và khu vực quan tâm đặc biệt.

Về “thỏa thuận miệng” giữa ông Duterte và ông Tập Cận Bình

Theo tờ“Straits Times” (Singapore), chính sách của Chính phủ Philippines đối với việc đánh bắt trong vùng biển Philippines đã trở nên mơ hồ, khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tìm cách xây dựng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.Trong một cuộc họp báo hôm 3/7, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo còn nói rằng: ông Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một “thỏa thuận miệng” để cho phép tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển Philippines. Thông tin trên được đưa ra bối cảnh người dân Philippines chưa hết giận dữ sau khi một tàu Trung Quốc đâm chìm và bỏ mặc các thuyền viên trên một tàu cá Philippines. May mắn sau đó, các thuyền viên này đã được tàu cá Việt Nam gần đó cứu giúp.

“Thỏa thuận miệng” giữa Tổng thống Philippines Duterte với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể được lập ra trong cuộc gặp giữa hai ông này tại Hội nghị hợp tác quốc tế về “Vành đai,con đường” lần thứ hai tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng 4/2019. Tuy nhiên, “Thỏa thuận miệng” thực sự mơ hồ vì chưa từng được công bố thậm chí Bộ Quốc phòng nước này cũng không biết hay Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cũng cho rằng không thể thực thi vì không có giấy trắng mực đen.

Dư luận phản đối về sự mơ hồ của “thỏa thuận”

Trang tin Rappler của Philippines hôm 3/7 đã phỏng ông Paul Reichler, (Trưởng nhóm Luật sự của Philippines trong vụ kiện chống Trung Quốc) về sự cố ở bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vừa qua. Ông cho rằng, vụ đâm chìm tàu cá Philippines của một tàu Trung Quốc tại bãi Cỏ Rong là một “sự vi phạm rõ ràng” luật pháp quốc tế. Cụ thể hơn, luật sư Reichler nói rằng đây là một vụ việc điển hình cần truy cứu trách nhiệm pháp lý của quốc gia. Đó là có thể buộc chính phủ Trung Quốc chứ không chỉ là một tàu cá tư nhân phải chịu trách nhiệm về sự cố này. Bên cạnh đó, luật sư Reichler cũng lập luận rằng tàu Trung Quốc “can thiệp vào quyền lợi” của ngư dân Philippines “bằng cách phá hủy tàu”. Theo đó, Trung Quốc không chỉ vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) mà còn một công ước khác về an toàn hàng hải.

Giới học giả Philippines cho rằng một hiệp định đánh bắt chung đang được thảo luận giữa Trung Quốc và Philippines sẽ giúp hạ nhiệt thêm tranh chấp chủ quyền trên biển trong khi làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị vốn được cho là không thể xảy ra, các chuyên gia trong khu vực nhận định. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Chính phủ Philippines lại công bố là “thỏa thuận miệng”. Philippines chính thức có tranh chấp với các tàu cá, lực lượng tuần duyên và hải quân Trung Quốc trên Biển Đông trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế rộng 370 km của nước này. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 cho đến năm 2016, Bắc Kinh và Manila đã có tranh chấp tại bãi cạn Scarborough giàu tài nguyên đánh bắt. Cuối cùng, nước có lực lượng quân sự hùng mạnh hơn là Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát.

Philippines bị ràng buộc về pháp lý theo Hiến pháp khi ký những thỏa thuận hợp tác đánh bắt chính thức, ông Jay Batongbacal, một giáo sư về các vấn đề về biển quốc tế tại Đại học Philippines, cho biết. Bất kỳ thỏa thuận nào có thể sẽ chỉ là ‘thỏa thuận chung sống hòa bình tạm thời’, ông nói. “Nếu đó là thỏa thuận đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi thì đó không phải là thỏa thuận nữa mà đó là giấy phép đánh bắt,” ông Antonio Contreras, một nhà khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Philippines, nói. “Đó không phải là một thỏa thuận bình đẳng mà kiểu như là tôi cho phép anh đánh bắt theo những điều kiện của tôi”.

Đối với những nước khác ở Đông Á, Philippines cũng đã ký một thỏa thuận thực thi pháp luật trong lĩnh vực đánh bắt với Đài Loan vào năm 2015. Việt Nam và Malaysia hồi năm ngoái cũng bàn bạc về một thỏa thuận đánh bắt. Trung Quốc hy vọng rằng thỏa thuận này cho thấy thiện chí của họ đối với những quốc gia đông nam Á khác cũng có tranh chấp chủ quyền trên biển, ông Alexander Huang, Giáo sư về khoa học chiến lược tại Đại học Đạm Giang của Đài Loan, cho biết. Bắc Kinh đã làm các nước khác nổi giận khi họ cho xây những hòn đảo nhỏ ở khu vực có tranh chấp và trong một số trường hợp dùng cho các mục đích quân sự và khi họ loan báo lệnh ngừng đánh bắt hàng năm ở khu vực phía bắc của vùng biển rộng 3,5 triệu km2. “Có lẽ Trung Quốc muốn tạo ra tiền lệ cho các nước khác tham khảo,” Giáo sư Huang nói. “Tôi không nghĩ là một thỏa thuận với Philippine sẽ có nội dung gì liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Nó sẽ được xem là biện pháp giúp tránh xung đột”. Một thỏa thuận với Philippines sẽ có nghĩa là Trung Quốc “có thể tiếp cận tài nguyên, họ có thể đưa người ra đó và họ có hình ảnh tốt trong mắt người dân trong nước và trong khu vực”, các chuyên gia nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới