Mỹ dường như đã cảm thấy được sự yếu thế trong một số lĩnh vực công nghệ của mình khi so sánh với Bắc Kinh.
Một cuộc chiến công nghệ toàn cầu, có thể định hình an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ trong thế kỷ 21 đang xuất hiện. Nhiều công nghệ đã trở thành trọng tâm của cuộc chiến này, người chiến thắng và kẻ thua cuộc đã bắt đầu xuất hiện. Tại thời điểm này, Washington cho thấy mình ở thế bất lợi.
Trớ trêu thay, hạt giống của cuộc xung đột mới nổi này lại được gieo bởi chính Hoa Kỳ. Thế giới đã chứng kiến tác động của công nghệ đến sự tích tụ của cải và năng lực quân sự áp đảo với phạm vi toàn cầu.
Với khoảng một phần tư tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu quân sự lớn hơn của bảy quốc gia tiếp theo cộng lại, Hoa Kỳ vẫn thường được gọi là siêu cường của thế giới. Một số quốc gia khác muốn cạnh tranh và và bây giờ là cuộc chiến công nghệ.
Ngày nay, những công nghệ quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến trật tự thế giới. Vậy sự thay đổi liên tục trong chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu làm xói mòn thống trị của Hoa Kỳ đến mức nào?
Năm 1960, Hoa Kỳ chiếm 69% tổng số chi tiêu cho R&D toàn cầu. Đến năm 2016, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 28%. Với sự thay đổi như vậy, không có gì lạ khi sự lãnh đạo và ưu thế công nghệ của Hoa Kỳ không còn được đảm bảo.
Có thể dễ dàng thấy rằng, trong thế hệ truyền thông không dây tiếp theo, cuộc đua 5G có khả năng nâng tốc độ Internet cao hơn 100 lần so với hiện tại, không thua gì cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Công ty Huawei của Trung Quốc Huawei có vẻ được định vị để trở thành nhà lãnh đạo, với thỏa thuận Nga-Huawei gần đây càng làm nổi bật thêm mối quan tâm này.
Trong khi ngành công nghiệp công nghệ sinh học Trung Quốc hiện tại chưa bằng 10% của Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ gen, chẩn đoán phân tử và có thể sẽ tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Trung Quốc đã đầu tư lớn vào giải mã bộ gen người và cho thấy tiềm năng thống trị trong lĩnh vực này. Người đầu tiên nắm vững kiến thức về bộ gen người hoàn chỉnh sẽ có những lợi thế đáng kể trong các lĩnh vực như y học cá nhân.
Bắc Kinh xem công nghệ sinh học như là một ngành công nghiệp chiến lược, và không ngần ngại thể hiện mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo và không gian mạng cũng là một phần quan trọng trong cuộc chiến công nghệ này. Trong không gian mạng, các cuộc tấn công quy mô lớn đã đặt ra câu hỏi về tính bảo mật của Internet, bảo vệ dữ liệu dân cư trong không gian ảo và tính riêng tư của chúng.
Ít ồn ào hơn hơn nhưng được cho là không kém phần quan trọng đó là các cuộc giao tranh trong các lĩnh vực khác như tính toán lượng tử, máy bay không người lái, công nghệ nano và công nghệ siêu âm. Những người chiến thắng chắc chắn sẽ có được những lợi thế khác biệt so với đối thủ.
Vậy với cuộc chiến mới nổi này, Mỹ cần phải làm gì?
Đầu tiên, đồng minh là quan trọng nhất. Quan hệ đối tác phải được hình thành với các đồng minh quan trọng để chia sẻ và bảo vệ các lợi thế công nghệ chính. Các liên minh cũng phải tiếp tục được tăng cường để đảm bảo lợi ích tối đa từ mỗi USD dành cho R&D.
Sáng kiến Vành đai và Đường bộ cũng cần được quan tâm vì giá trị cốt lõi của nó được thiết kế để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Thứ hai, chính quyền Trump cần ưu tiên khoản đầu tư công để kích thích phát triển các công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ.
Gần đây chính quyền kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào ngành nghiên cứu cơ bản, thay vì tài trợ của chính phủ, có vẻ đây là hành động thiển cận và cần được xem xét lại trong bối cảnh mới nổi cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc.
Việc đánh giá lại các chương trình như kiểm soát xuất khẩu, phê duyệt giao dịch đầu tư nước ngoài và bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng sẽ hữu ích để bảo vệ và thúc đẩy công nghệ của Hoa Kỳ.
Thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ bao gồm các luồng công nghệ, phải được quản lý thận trọng. Việc phá vỡ các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp này sẽ có tác động khó dự đoán. Ví dự như, lệnh cấm với Huawei có thể sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty Mỹ và khả năng cạnh tranh của Mỹ trong công nghệ 5G.
Tương tự, quyết định dừng việc cung cấp vật liệu, thiết bị và huấn luyện máy bay F-35 trừ khi Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga dường như cũng là một sai lầm.
Nó cho thấy rằng, các quốc gia sẽ sẵn sàng tìm đến nơi khác nếu Hoa Kỳ không sẵn sàng chia sẻ công nghệ của mình như trong trường hợp hệ thống phòng không Patriot.
Cuộc chiến công nghệ mới nổi phải là ưu tiên quốc gia. Nó sẽ là một loại xung đột khác, được đo lường qua nhiều thập kỷ và được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu. Mỹ hiểu rằng, chiếm ưu thế trong cuộc chiến này là rất cần thiết để duy trì an ninh kinh tế và quốc gia của họ.