Nhật Bản sẽ “làm mới lại’ kế hoạch phát triển đặc khu kinh tế ở miền nam Myanmar. Dự án này sẽ thành một cơ sở hậu cần và cảng biển hướng tới Ấn Độ, theo Nikkei.
Dự án này đã bị đình trệ, và Nhật Bản tái khởi động kế hoạch này trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế tại quốc gia Đông Nam Á.
Đề xuất mới cho Đặc khu kinh tế Dawei được Nhật Bản, Myanmar và Thái Lan cùng phát triển, sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hậu cần và cảng biển để biến nó trở thành một căn cứ cho công nghiệp nhẹ và vận tải vào năm 2030.
Nhật Bản, Thái Lan và Myanmar đã ký một thỏa thuận về phát triển Dawei trong năm 2015, với việc Tokyo đầu tư vào dự án thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Kế hoạch ban đầu là tập trung vào công nghiệp nặng và sản xuất hóa chất. Nhưng phần lớn của đất đai trong khu vực này vẫn đang còn trống, và cảng theo kế hoạch vẫn chưa được xây dựng.
Sự thay đổi loại hình diễn ra khi mà Trung Quốc phát triển một dự án phát triển cảng quy mô lớn tại Đặc khu kinh tế Kyaukphyu, nằm trên Ấn Độ Dương gần biên giới Trung Quốc. Dự án bao gồm một đường ống nối từ Trung Quốc và dưới sự bảo trợ của dự án cơ sở hạ tầng Vành đai – Con đường trên toàn khu vực mà Bắc Kinh đã và đang tiến hành.
Cải cách đề xuất này sẽ được công bố vào thứ Hai (8/7) tại cuộc họp giữa các doanh nghiệp Nhật Bản thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Đại diện của Tokyo, Bankok và Naypyitaw sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về dự án sớm nhất là vào mùa thu này.
Nhật Bản cũng đang hỗ trợ phát triển Đặc khu kinh tế Thilawa gần Yangon (Myanmar).