Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSự chuyên nghiệp của Quân đội TQ đến đâu ?

Sự chuyên nghiệp của Quân đội TQ đến đâu ?

Vũ khí hiện đại đã có song sự cồng kềnh và lạc hậu cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.

Học Mỹ để đấu Mỹ

Tờ Economist mới đây có bài viết đánh giá chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc đã tăng 83% trong khoảng thời gian 2009-2018, nhanh hơn rất nhiều so với các cường quốc khác. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng một quân đội “đẳng cấp thế giới” của Trung Quốc trong vòng hơn một thập kỷ tới.

Sau khi Mỹ thể hiện sức mạnh trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Trung Quốc đã tập trung nâng cao khả năng chiến đấu của PLA trong “các cuộc chiến tranh cục bộ với công nghệ cao”, trong đó lực lượng không quân và hải quân quan trọng không kém các lực lượng trên bộ.

Trung Quốc quyết định rằng việc giành chiến thắng trong các cuộc chiến như thế đòi hỏi sự thay đổi về cấu trúc của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Trong 3 năm qua, Tập Cận Bình đã làm được nhiều việc hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình nhằm cải cách PLA.

Bên cạnh việc phát triển các loại vũ khí mới, quân đội Trung Quốc hướng tới tăng cường năng lực “hiệp đồng”. Theo Economist, đây là thuật ngữ vay mượn từ phương Tây, đề cập đến khả năng các lực lượng khác nhau, như lục quân, hải quân và không quân, có thể hợp tác trên chiến trường một cách nhanh chóng và liên tục.

Theo đó, hình mẫu của Trung Quốc chính là Mỹ, quốc gia đã chia thế giới thành các bộ tư lệnh tác chiến. Các lực lượng không còn tranh cãi với nhau mà thay vào đó tất cả các binh sĩ, thủy thủ và phi công trong một khu vực nhất định, như vùng Vịnh hoặc Thái Bình Dương, sẽ nhận lệnh từ một sĩ quan duy nhất.

Trước đây, Trung Quốc có 7 quân khu. Chỉ huy lực lượng lục quân và hải quân báo cáo lên cơ quan đầu não theo ngành dọc mà hầu như không có sự phối hợp với nhau. Tháng 2/2016, Trung Quốc đã chia lại 7 quân khu thành 5 vùng tác chiến, mỗi vùng tác chiến nằm dưới sự chỉ đạo của một người duy nhất.

Quan doi Trung Quoc van o 'ao lang'?
Máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Ví dụ, Vùng tác chiến phía Đông có trụ sở tại Nam Kinh sẽ lo đối phó với Đài Loan và Nhật Bản; Vùng tác chiến phía Tây, trụ sở chính ở Thành Đô, sẽ đối phó với Ấn Độ; Vùng tác chiến phía Nam tại Quảng Châu sẽ phụ trách hướng Biển Đông.

Ngoài ra, 2 bộ tư lệnh khác được thành lập vào năm 2015 cũng nhắm mục tiêu vào 2 điểm yếu khác nhau của Mỹ. Các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào thông tin liên lạc thông qua các vệ tinh, mạng máy tính và các kênh công nghệ cao khác. Vì vậy, Trung Quốc đã thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược để nhắm vào các hệ thống này.

Một trong 2 bộ tư lệnh kể trên của Mỹ chỉ đạo chiến tranh không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh tâm lý.

Sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á cũng phụ thuộc vào mạng lưới căn cứ và tàu sân bay. Trung Quốc nhắm đến những mục tiêu này bằng cách thiết lập một lực lượng mới được gọi là Lực lượng tên lửa của PLA, bản nâng cấp của Lực lượng pháo binh số 2.

Những yếu kém không thể bù đắp

Trong quá trình hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể lực lượng thường trực. Kể từ năm 2015, PLA đã cắt giảm 300.000 người, hầu hết trong số đó là lực lượng trên bộ, làm cho số sĩ quan chính thức của lực lượng lục quân giảm đi 1/3 và giảm từ 70% tổng lực lượng của PLA xuống còn chưa đến một nửa.

Ngược lại, lực lượng lính thủy đánh bộ lại tăng gấp ba về quy mô. Các sĩ quan hải quân và không quân đã giành được nhiều vị trí cao hơn, trong đó có vị trí lãnh đạo của 2 vùng tác chiến. Điều này cho thấy PLA đang ưu tiên các vùng biển và vùng trời trên biển.

Vũ khí hiện đại đã có song sự cồng kềnh và lạc hậu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA phát triển theo hướng chống lại Liên Xô và Mỹ trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn trên lãnh thổ Trung Quốc. Lực lượng bộ binh đông đảo sẽ nghiền nát kẻ thù trong các trận chiến truyền thống.

Quan doi Trung Quoc van o 'ao lang'?
Mặc dù đã cắt giảm, PLA vẫn là một đội quân “khổng lồ”

Sau khi cắt giảm lực lượng, quân đội Trung Quốc vẫn còn tới trên 2 triệu quân. Cho tới nay, việc kết hợp những loại vũ khí “viễn tưởng” với một lực lượng lỗi thời tiếp tục là một thách thức đối với quân đội Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc cải cách chưa hẳn đã giúp quân đội Trung Quốc trở nên “thiện chiến” hơn. Lý do lớn nhất là thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế bởi trong 4 thập kỷ qua, PLA đã không tham chiến.

Trung Quốc đang cố gắng “lấp chỗ trống” này bằng cách tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng, trong đó có các hoạt động thử nghiệm bên ngoài biên giới như những chuyến bay của máy bay ném bom nhằm nâng cao năng lực phối hợp giữa lực lượng không quân và hải quân.

Tuy nhiên, Economist cho rằng quân đội Trung Quốc có thể vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến phức tạp. Ở Mỹ, sự thăng tiến phụ thuộc vào khả năng của các sĩ quan trong việc phối hợp công tác với các lực lượng khác. Các sĩ quan Trung Quốc thường dành cả đời làm việc trong một lực lượng, một khu vực và thậm chí là làm cùng một công việc.

Quan doi Trung Quoc van o 'ao lang'?

 
Trung Quốc chưa thể hóa giải thế thống trị của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương
RELATED ARTICLES

Tin mới