Monday, October 7, 2024
Trang chủĐàm luậnCác nước đang phát triển trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Các nước đang phát triển trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại. Nhiều chuyên gia cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được cải thiện và thương mại toàn cầu sẽ bớt rối loạn.

Nhưng thực tế diễn ra hiện nay đã không như mọi người mong đợi. Trung Quốc vẫn yêu cầu Washington phải gỡ bỏ hàng rào thuế quan áp lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc như một điều kiện tiên quyết để có thể tiếp tục đàm phán. Đồng thời Trung Quốc cũng chờ xem Mỹ làm gì với việc đưa các công ty chủ chốt của Trung Quốc vào danh sách thực thể rồi mới xem xét việc có tiếp tục mua sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đậu tương của Mỹ không. Thực tế Trung Quốc là nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất Thế giới, vì vậy chính Trung Quốc rất cần mua đậu tương của Mỹ. Nhưng Trung Quốc vẫn làm cao, coi đây như một điều kiện với Mỹ. Nhưng Mỹ cũng biết rằng nếu không mua đậu tương của Mỹ thì Trung Quốc sẽ rất vất vả khi phải đi mua nhỏ lẻ ở các nước khác.

Còn với Mỹ, việc đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, ngăn cản các công ty Trung Quốc, lên án Trung Quốc vi phạm sở hữu trí tuệ là nhằm ngăn chặn sẽ trỗi dậy của Trung Quốc, uy hiếp vị trí số một Thế giới của Mỹ. Và, thực tế trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì không chỉ có các công ty Trung Quốc thiệt hại mà chính các công ty của Mỹ cũng thiệt hại. Hơn nữa cuộc chiến này cũng làm cho hệ thống thương mại toàn cầu rối loạn, các quốc gia cũng đều mong muốn cuộc chiến này sớm chấm dứt. Trung Quốc sau cơn choáng váng cũng đã bắt đầu nghiên cứu, tìm cách phản đòn với Mỹ.

Khó khăn nhất trong cuộc chiến này là các nước đang phát triển. Đối với các nước này, cả Mỹ và Trung Quốc đang là thị trường mà họ cần để xuất khẩu hàng hóa, họ đứng trước sự lựa chọn ngả theo Mỹ hay Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng các nước này mở nhà máy, hợp tác sản xuất để có thể từ đây đưa hàng Trung Quốc vào Mỹ. Nhưng Mỹ cũng sớm nhận ra điều này và đưa ra cảnh báo, đe dọa và áp thuế cao đối với các hàng hóa có liên quan đến Trung Quốc.

Cũng không ít quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu cũng đang bị hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập cũng muốn đứng về phía Mỹ; mong muốn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài, muốn Mỹ làm mạnh hơn nữa.

Nhưng rồi, đùng một cái, sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 căng thẳng, Mỹ-Trung lại dịu lại. Tổng thống Mỹ lại có chút nhượng bộ. Đặc biệt ông Trump muốn ông Tập ủng hộ trong việc nối lại đàm phán với Triều Tiên.

Cuối cùng, khổ nhất vẫn là các nước đang phát triển. Họ không thể đoán định được thái độ của Mỹ-Trung và chính họ là các nước chịu nhiều thiệt thòi nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới