Monday, July 1, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLý do Indonesia lần đầu tiên triển khai loại tàu tuần tra...

Lý do Indonesia lần đầu tiên triển khai loại tàu tuần tra lớn nhất ra Biển Đông?

Cảnh sát Quốc gia Indonesia (INP) vừa huy động tàu cảnh sát biết KP Yudistira (8003), tàu tuần tra lớn nhất từ ​​trước đến nay của nước nàyra hoạt động ở quần đảo Riau trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Indonesia triển khai loại tàu lớn này, động thái được xem là tín hiệu cho thấy nước này đang tăng cường hoạt động tuần tra, bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Khu vực Indonesia triển khai tàu KP Yudistira (8003). Ảnh: AFP

Thông số của tàu tuần tra lớn nhất của Indonesia

Tàu KP Yudistira (8003)được triển khai ngoài đảo Batam từ giữa tháng 6/2019 để tuần tra xung quanh quần đảo Riau thuộc biển Đông, bao gồm cả quần đảo Natuna.Theo thông tin từ Công ty đóng tàu PT Daya Radar Utama (PT DRU), KP Yudistira có chiều dài tổng thể 73 m và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.100 tấn. Nó được Công ty đóng tàu PT Daya Radar Utama khánh thành tại nhà máy đóng tàu Tanjung Priok, phía Bắc của Thủ đô Jakarta vào ngày 4/5/2018.

Tàu được trang bị 2 động cơ diesel Caterpillar C175-16 và 3 máy phát điện Caterpillar 150 KW để điều khiển 2 cánh quạt cố định, tàu có thể đạt tốc độ tối đa 33 km/h. Nó cũng mang theo một máy phát điện dự phòng 65 KW cho các trường hợp khẩn cấp. KP Yudistira có thể chở 56 thành viên thủy thủ đoàn. Khả năng chuyên chở hàng hóa của tàu bao gồm 200 tấn dầu diesel hàng hải, 8 tấn xăng hàng không, 8 tấn dầu diesel ô tô và 95 tấn nước ngọt. KP Yudistira cũng có khả năng mang theo một máy bay trực thăng nặng 10 tấn trên boong và 2 chiếc thuyền ở phía sau. Các thiết bị chữa cháy của tàu gồm 2 vòi rồng cho các nhiệm vụ chữa cháy nhưng hiện không được trang bị vũ khí.

Lý do Indonesia triển khai tàu KP Yudistira (8003) ở Biển Đông

Thứ nhất, tàu Yudistira (8003) có nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá trái phép ở khu vực quần đảo Riau của Indonesia. Nước này đang tiến hành chiến dịch bắt giữ, xử lý hoạt động của tàu thuyền nước ngoài mà nước này cho là vi phạm lãnh hải và hoạt động trái phép trong vùng biển Indonesia. Việc điều tàu tuần tra lớn này sẽ giúp lực lượng cảnh sát biển nước này gia tăng uy lực và khả năng thực thi các chiến dịch nói trên.

Thứ hai, giới chức Indonesia cho biết vùng biển quanh quần đảo Natuna trước đây thường xuyên xảy ra va chạm giữa hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt trái phép. Bắc Kinh không tranh chấp quần đảo Natuna nhưng “đường lưỡi bò” của nước này lại chồng lấn lên vùng biển quanh quần đảo này mà Jakarta xem đó là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Bắc Kinh bên cạnh đó cũng công nhận chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna nhưng vẫn khẳng định hai bên tồn tại mâu thuẫn về quyền lợi ở khu vực cần phải được giải quyết. Phía Indonesia không công nhận đòi hỏi này. Những năm qua, nhiều vụ việc va chạm giữa lực lượng thực thi pháp luật của Indonesia với tàu cá và tàu hải quân, cảnh sát biển Trung Quốc tại quần đảo Natuna và khu vực EEZ của Indonesia. Vì vậy, việc triển khai tàu KP Yudistira (8003) cũng được xem là biện pháp nhằm đối phó với hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ ba, những vụ việc va chạm trên Biển Đông thời gian qua, đáng chú ý nhất là vụ tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 9/6 tại khu vực Bãi Cỏ Rong cho thấy sự cần thiết phải tăng cường lực lượng chấp pháp tại các vùng biển tiềm ẩn nguy cơ va chạm và có các hoạt động của tàu Trung Quốc như trong quần đảo Natuna của Indonesia.

Thứ tư, những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đều đầu tư trang bị nhiều loại tàu tuần tra hiện đại để triển khai ở Biển Đông. Cảnh sát biển Philippines (PCG) đã tiếp nhận 10 chiếc tàu tuần tra lớp Parola dài 44 m do Nhật Bản đóng.Đây là loại tàu tuần tra đa năng phản ứng nhanh (MRRV) lớp Parola (phát triển từ tàu lớp Raizan của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản), dài 44 m, ngang 7,5 m, lượng choán nước 280 tấn. Tàu trang bị 2 động cơ diesel MTU 12V 4000 M93L công suất 2.580 kw, tốc độ tối đa 25 knot (46 km/giờ), tầm hoạt động tối đa 1.500 hải lý (2.778 km) với tốc độ hành trình 16 knot (30 km/giờ). Tàu biên chế 25 thuỷ thủ (5 sĩ quan), cùng các thiết bị hàng hải và liên lạc hiện đại, camera quan sát đêm, thiết bị phát hiện lửa, buồng lái gắn kính chống đạn. Mỗi tàu có 3 súng phun nước, vũ khí gắn thêm có thể có pháo 20 mm.Tàu do công ty Japan Marine United (JMU) tại Yokohama (Nhật Bản) đóng, trong khuôn khổ chương trình cho vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Philippines ký kết năm 2013 nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn hàng hải của Philippines. Riêng số tiền cho vay để đóng mới 10 tàu tuần tra là 8,8 tỉ peso (khoảng 189 triệu USD). Ngoài ra Cảnh sát biển Philippines cũng tiếp nhận thêm 2 tàu tuần duyên loại lớn của Nhật Bản (dài 92 m), 5 tàu tuần tra của Pháp gồm 1 chiếc loại lớn (dài 82 m) và 4 tàu tuần tra dài 25 m.

RELATED ARTICLES

Tin mới