Sunday, October 6, 2024
Trang chủĐàm luậnTên lửa chống hạm DF-21D: thông điệp tới Mỹ

Tên lửa chống hạm DF-21D: thông điệp tới Mỹ

Diễn tập sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm với mục tiêu di động trên biển Đông sớm muộn gì cũng diễn ra, vì đó là một phần trong chiến lược biển của Trung Quốc.

Trung Quốc thử tên lửa ở biển Đông

Trung Quốc vừa tổ chức cuộc tập trận trên biển Đông trong khu vực có diện tích gần 23 nghìn km2,cách quần đảo Trường Sa khoảng 50 hải lý về phía bắc.

Đây không phải lần tập trận đầu tiên của TQ. Từ nhiều năm nay,TQ duy trì tập trận hằng năm và thông báo đólà “hoạt động huấn luyện thường xuyên”của họ trong bước đi nhằm cho thấy sự minh bạch trong các đợt triển khai quân đội, bất chấp sự chỉ trích của dư luận quốc tế.

Đầu năm nay, cùng một số cuộc huấn luyện bắn đạn thật, TQ còn tổ chức cuộc tập trận dài hơn một tháng với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều đơn vị hải quân, không quân, tên lửa trên Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương.

Sau mỗi cuộc tập trận của TQ, biển Đông lại nóng, phức tạp hơn, kéo theo sự gia tăng lo ngại của cộng đồng quốc tế, nhất là những nước có lợi ích chồng chéo với Trung Quốc trong khu vực.

Cuộc tập trận này của TQ cũng thế. Nó khiến các quốc gia trong khu vực, nhất là Việt Nam và Philippines quan tâm ngay cả khi đã kết thúc. Hai nước Đông Nam Á này đều đã có những phản ứng bước đầu.

Trung Quốc, sau mấy ngày im lặng nghe ngóng dư luận, đã lên tiếng bác bỏ việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm. Họ cho rằng, thông tin của Mỹ gây hiểu nhầm, làm chia rẽ các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, phản hồi của TQ không thuyết phục được dư luận. Giới phân tích bình luận rằng: việc Bắc Kinh lần đầu thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D – chủ yếu gửi thông điệp tới Mỹ nhằm hai mục mục tiêu:

Thứ nhất, tạo sức ép với Washington trước thời điểm diễn ra cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Donald John Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản, hy vọng, Mỹ có thể nhẹ tay hơn trong cuộc chiến thương mại với với TQ. Chính vì lẽ đó, tên lửa chống hạm DF-21D lâu nay được ông Tập coi là quân bài chiến lược, cầntung ra thời điểm này.

Mỹ – cường quốc đang có tàu sân bay trên biển Đông – chắc chắn không thể coi thường DF-21D của Trung Quốc – một loại tên lửa đạn đạo với biệt danh “sát thủ tàu sân bay”, có tầm bắn 1.500 km với mục tiêu di động trên mặt nước.

Không ai dùng dao giết trâu để mổ bò. Do vậy, với “sát thủ tàu sân bay”DF-21D, TQ trước hết là nhằm vào Mỹ.

Có vẻ như Bắc kinh đã tính đúng. Ít nhất, sau cuộc gặp ông Tập,ông Donald Trump tuyên bố sẽ không áp thêm thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và cho phép các công ty Mỹ bán trở lại các sản phẩm cho tập đoàn công nghệ Huawei, đồng thời, nhất trí sẽ nối lại cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên bị đứt đoạn hai tháng trước đây.

Tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng khiến TQ nhẹ nhõm. Ít nhất, nó làm dịu cuộc chiến thương mại với Mỹ – cuộc chiến mà xét toàn diện, TQ đang ở thế yếu hơn. Còn tập đoàn công nghệ Huawei của TQ tạm thời qua đỉnh điểm cơn bĩ cực.

Dĩ nhiên, bên cạnh đó, ông ông Trump còn có tính toán riêng. Chính trị gia, đồng thời là một tỷ phú, ông Trump hiểu rằng, nếucuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đẩy đến mức căng thẳng nhất, chính nền kinh tế Mỹ cũng gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, chứ đâu phải chỉ kinh tế Trung Quốc khó khăn.

Thứ hai, mục tiêu của TQ là độc chiếm biển Đông. NhưngTQ luôn yếu về lý. Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) giữa năm 2016 trong vụ Philippines kiện TQ đã khẳng định điều này. Dù vậy, ngay cả sau phán quyết của PCA, TQ không hề từ bỏ mục tiêu, và cách để đạt mục tiêu của TQ không hề thay đổi: đó là dùng sức mạnh quân sự.

Thực tế cho thấy, cùng với bồi đắp nhiều đảo nhân tạo, TQ ngày càng biến các đảo đó thành các tiền đồn quân sự trên biển Đông với nhiều khí tài hiện đại, bao gồm cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chống hạm; đường băng máy bay quân sự có thể hạ, cất cánh…Với lực lượng quân sự như trên, cộng đồng quốc tế không thể ngây thơ tin rằng, TQ làm thế chỉ với mục tiêu phòng thủ, mà thực chất, nó phục vụ cho âm mưu biến biển Đông thành “ao nhà” của họ.

Do vậy, việc TQ diễn tập sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm với mục tiêu di động trên biển Đông sớm muộn gì cũng diễn ra, vì nó là một phần trong chiến lược biển của Trung Quốc.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới