Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luậnHành động quân sự của các nước lớn chưa đủ sức răn...

Hành động quân sự của các nước lớn chưa đủ sức răn đe Bắc Kinh

Vì sao Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang quân sự trên biển Đông? Vì sao Mỹ và hệ thống đồng minh, đối tác vẫn cứ dừng lại ở những hành động nửa vời mà không thể hiện bằng những “quả đấm thép” quyết định? Đó là những câu hỏi lớn trên vùng biển nóng này.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong vòng mười ngày đã hai lần chỉ trích Mỹ, rằng tại sao nước này không đi đến những quyết định dứt khoát. Tại sao Mỹ không dám đưa Hạm đội 7 ra Biển Đông? Như thế thì Mỹ không xứng đáng là siêu cường đứng đầu trật tự thế giới tự do và thượng tôn pháp luật. Ông Duterte nói thẳng ra rằng, Philippines chắc chắnthất bại nếu đụng đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.

Điều này thì ông Duterte nói đúng. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện nay vượt xa khả năng đối kháng của Philippines nói riêng và một số quốc gia Đông Nam Á nói chung.Không những thế Trung Quốc còn rất chú ý trong việc đẩy mạnh hội nhập khu vực. Đây là một chiến lược lớn của Trung Quốc, bởi quá trình này làm giảm sự phụ thuộc vào phương Tây, nhất là với Mỹ

Ông Duterte cho rằng mặc cho Trung quốc khuấy đảo, Mỹ vẫnbình chân như vại. Trung Quốc không chỉ làm mưa làm gió trong việc quân sự hóa các đảo, mà còn tổ chức tập trận quy mô lớn, đâm va tàu với các quốc gia lân cận… Đáng ra Mỹ cần phải là quốc gia đầu tiên phản đối các hoạt động sai trái của TQ ở biển Đông.

Tóm lại, cuộc chiến trên biển vẫn dừng lại ở những lời hứa và những lần “đấu khẩu” với Trung Quốc. Từ Mỹ đến Anh, Pháp, Nhật và Úc chủ yếu hoạt động quân sự, kinh tế trên biển Đông với hai danh nghĩa: thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) và tham gia tập trận chung. Roc ràng các nước này chẳng mảy may đụng tới quân cờ Bắc Kinh đang đi trong chiến lược nuốt trọn Biển Đông.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên thử tên lửa chống hạm ở biển Đông. Quân đội Trung Quốc đã bắn thử tên lửa từ một thực thể nhân tạo ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa. Tổng cộng, họ đã bắn 6 tên lửa (có thể là tên lửa đạn đạo DF-21Dchuyên đối phó tàu sân bay, với tầm bắn ước tính hơn 1.500 km).

Mỹ và đồng minh phải làm gì trong lúc này? Theo nhận định của James Holmes, một chuyên gia quân sự Mỹ, thì cách khả dĩ nhất hiện naylà thành lập một khối liên minh giữa Mỹ, Nhật, Úc và Liên minh châu Âu. Khối này sẽ quy định những điều khoản ràng buộc về quyền và nghĩa vụ rõ ràng nhằm phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Bởi do vị trí địa lý, các quốc gia Đông Nam Á khó có thể trực tiếp đối đầu Trung Quốc vì lo ngại sự trả đũa về kinh tế lẫn quân sự, cái cách mà Bắc Kinh đã và dang làm.

Vừa đấm vừa xoa, Bắc Kinh tăng cường “nối vòng tay lớn” với các nước lân bang. Hội nhập khu vực là một chiến lược, đồng thời là mục tiêu của Trung Quốc. Hội nhập là nhằm bảo đảm vị thế số một của Trung Quốc trong khu vực. Các thể chế khu vực Đông Á loại trừ Mỹ có thể giúp Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với các nước láng giềng, một khả năng được đề cập đến trong các cuộc tranh luận ở Trung Quốc. 

Có một thời chủ nghĩa đa phương bị nhìn nhận một cách đầy hoài nghi thì nay nó trở thành công cụ cho Trung Quốc thúc đẩy tham vọng và theo đuổi giấc mơ Trung Hoa.  Hội nhập khu vực có thể cho phép Trung Quốc theo đuổi lợi ích của mình và củng cố vị thế đã từng có tron ở trung tâm của nền chính trị khu vực.Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc sẵn sàng hi sinh những lợi ích kinh tế trước mắt của mình cho các lợi ích chiến lược dài hơi hơn.

Từ lâu Bắc Kinh nhận thấy rằng, ASEAN với cơ cấu tổ chức hiện tại không phải là nơi lý tưởng. Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản các nỗ lực của ASEAN để giải quyết trong hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông (chẳng hạn cơ chế ra quyết định dựa trên đồng thuận). Thay vào đó, Trung Quốc tập trung vào thành lập “Cộng đồng Đông Á” có thể phát triển tính “tập thể” để loại trừ phương Tây.

Nỗ lực này đã được thể hiện trong “chiến lược quả óc chó”, trong đó có việc xây dựng ASEAN +3. Cơ chế +3 đề cập đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (lõi của gỗ óc chó), loại trừ phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Vỏ của quả óc chó có thể bao gồm các nước phương Tây như Úc, Niu- Zi- lân cũng như Ấn Độ nhưng vẫn loại trừ Mỹ. 

Những bước tiếp cận này sẽ gắn kết các nước Đông Nam Á với Trung Quốc và sử dụng cộng đồng người Hoa ở khắp khu vực Đông Nam Á”. Một điều mà các nước trong khu vực không bao giờ được quên là: Dù cho hội nhập khu vực ở châu Á theo hình thức nào đi nữa, Trung Quốc luôn là nước thống trị về kinh tế và quân sự ở khu vực.

Khi các nước lớn còn lặng lẽ chờ thời, các nước nhỏ thì ẩn mình tránh đụng độ, Trung Quốc càng được đà lấn tới. Cái vụ kiện của Philippinnes ra Tòa trọng tài Liên hợp quốc ở Lahaye năm nào giờ đây các phán quyết đã nằm im trong kho hồ sơ lưu trữ. Chẳng lẽ thế giới cứ để Trung Quốc bất chấp pháp luật và đạo lí, mặc sức tung hoành trên Biển Đông?

RELATED ARTICLES

Tin mới