Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngMỹ bác thông tin sẽ ngầm coi Triều Tiên là quốc gia...

Mỹ bác thông tin sẽ ngầm coi Triều Tiên là quốc gia hạt nhân

Bộ Ngoại giao Mỹ tái khẳng định mục tiêu cuối cùng của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng.

“Đóng băng sẽ không bao giờ là giải pháp của quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đó là điều chúng ta muốn thấy ở đầu quá trình. Tôi không nghĩ rằng chính quyền coi đóng băng là mục tiêu cuối cùng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong cuộc họp báo ngày 9/7.

Bà Ortagus cho biết mục tiêu cuối cùng của Washington vẫn là loại bỏ hoàn toàn các vũ khí hủy diệt của Bình Nhưỡng. Bà cũng cho hay đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên của Mỹ Stephen Biegun sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc trong chuyến công du châu Âu tuần này để thảo luận các phương án nhằm đạt được mục tiêu trên.

Phát biểu của Ortagus bác bỏ thông tin được tờ New York Times đưa ra trước đó rằng các quan chức Washington có ý định đàm phán để Bình Nhưỡng đóng băng chương trình hạt nhân và ngầm coi Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, thay vì buộc nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn. 

Triều Tiên đã ngừng thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo từ năm 2017, nhưng các quan chức tình báo Mỹ cho rằng nước này vẫn ngầm tiến hành chương trình hạt nhân, tên lửa của mình. Washington muốn Bình Nhưỡng đóng băng các hoạt động này.

Sau cuộc gặp bất ngờ tại Khu Phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều hôm 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa vốn bị đình trệ từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai hồi cuối tháng 2. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết phái đoàn hai nước sẽ gặp nhau trong tháng 7.

Cuộc gặp Trump – Kim ở DMZ thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa hai lãnh đạo và thắp lên hy vọng về một kết quả tích cực trong đàm phán phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hai bên vẫn chưa thu hẹp được bất đồng, khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi nhượng bộ, còn Bình Nhưỡng coi việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt là điều kiện tiên quyết để phi hạt nhân hóa một phần.

RELATED ARTICLES

Tin mới