Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnThú nhận sốc của Mỹ về tên lửa Triều Tiên

Thú nhận sốc của Mỹ về tên lửa Triều Tiên

Các lực lượng vũ trang Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) xác nhận, các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 của Triều Tiên có thể chạm tới bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ Mỹ.

Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn ấn phẩm thường niên “Phân loại chiến lược 2019” do USFK phối hợp với Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc và Bộ Chỉ huy Các lực lượng hỗn hợp phát hành cho biết, Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Hwasong-15 vào ngày 29/11/2017, với tầm bắn ước tính gần 13.000km tức là “có thể tấn công bất kỳ phần nào của lục địa Mỹ”.

Tiếp sau vụ phóng thử ICBM thành công, Bình Nhưỡng từng tuyên bố đó là tên lửa đầu tiên có thể đưa toàn bộ nước Mỹ vào trong tầm ngắm. Trong sách trắng quốc phòng năm 2018, Hàn Quốc cũng mô tả mẫu ICBM của nước láng giềng có tầm bắn hơn 10.000km.

Thú nhận sốc của Mỹ về tên lửa Triều Tiên

 

Theo tạp chí Phân loại chiến lược 2019, Triều Tiên hiện còn có trong tay hai loại ICBM khác là tên lửa Hwasong-13 với tầm bắn tối đa 5.500km và tên lửa Hwasong-14 với tầm bắn khoảng 10.000km, có thể tấn công phần lớn lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng đã cho bắn thử Hwasong-14 vào ngày 4/7/2017.

“Mặc dù năm 2018 chứng kiến sự tạm dừng đáng hoan nghênh việc tái diễn các hoạt động khiêu khích trong năm 2016 và 2017 của Triều Tiên, nhưng liên minh Mỹ – Hàn vẫn phải đối mặt với thách thức cơ bản xét về mối đe dọa từ nước này”, trích tuyên bố của USFK trong tạp chí.

Kể từ tháng 11/2017, Triều Tiên đã tuân thủ lệnh cam kết chấm dứt thử hạt nhân và ICMB trong khi đối thoại với Mỹ về chương trình vũ khí nguyên tử cũng như cùng Hàn Quốc xúc tiến những nỗ lực tạo lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đàm phán hạt nhân với Mỹ lâm vào bế tắc, Bình Nhưỡng đã tiến hành các vụ thử vũ khí quan trọng, bao gồm cả tên lửa tầm ngắn đến hai hai lần trong tháng 5/2019.

USFK lưu ý, mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh tháo dỡ một cơ sở thử nghiệm tên lửa cũng như công khai việc phá bỏ một cơ sở thử hạt nhân ở Punggye-ri nhưng “vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt tới mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng được”.

RELATED ARTICLES

Tin mới